Giỏ hàng

Giỏ hàngThêm vào giỏ hàng thành công!

Cà phê được trồng nhiều nhất ở vùng nào?

Cà phê là giống cây trồng xuất hiện sớm tại Việt Nam từ thế kỷ thứ 19 và là một trong những giống cây xuất khẩu chủ lực của nước ta. Tuy nhiên, không phải tại bất kỳ đâu ở Việt Nam cũng có thể trồng được cà phê. Hãy cùng tìm hiểu các vùng trồng nhiều cà phê tại Việt Nam ngay trong bài viết sau.

Cây cà phê sinh trưởng và phát triển tốt nhất tại những vùng đồi núi cao (cách hơn 600m so với mực nước biển), vì địa hình của Việt Nam là đồng bằng xen kẽ đồi núi nên cây cà phê phân bố không đồng đều. Thông thường, chúng chỉ tập trung tại khu vực dải đất Tây Nguyên.

>> Nội dung liên quan:

1. Cà phê được trồng nhiều ở vùng nào tại Việt Nam

Theo tổng cục thống kê thì tổng diện tích trồng cà phê tại nước ta là khoảng 710.000 ha và cho sản lượng  1.84 triệu tấn. Trong đó, 5 tỉnh Tây Nguyên là địa phương cho sản lượng lớn nhất, chiếm đến 93.2% sản lượng và 91.2% diện tích trồng cà phê của cả nước.

Hãy cùng siêu thị Sách Nhân Văn điểm danh qua tên 3 vùng trồng cà phê được trồng nhiều nhất cả nước:

1.1 Vùng trồng cà phê Tây Nguyên

cà phê được trồng nhiều ở vùng nào

Vùng trồng nhiều cà phê nhất Việt Nam - Tây Nguyên

Vùng trồng cà phê lớn nhất Việt Nam không thể không nhắc đến Tây Nguyên với 5 thủ phủ trồng cà phê chính của cả nước gồm: Đắk Lắk, Gia Lai, Lâm Đồng, Đắk Nông và KonTum. Trong đó, Đắk Lắk là tỉnh có diện tích trồng cà phê nhiều nhất với khoảng hơn 205.000 ha cà phê, tương đương 42% diện tích cà phê của Tây Nguyên. Sản lượng cà phê hằng năm của Đắk Lắk ước chừng khoảng 450.000 - 490.000 tấn cà phê.

 Bên cạnh 5 tỉnh thành trồng cà phê chính thì Tây Nguyên còn có các địa danh trồng cà phê nổi tiếng khác như Núi Min, Cầu Đất, Trạm Hành.

Các giống cà phê đặc trưng và được trồng nhiều tại Tây Nguyên ngoài Robusta thì còn có thể kể đến Arabica, tuy nhiên sản lượng sẽ ít hơn, chỉ được trồng tại các khu vực cao trên 1.500m trên địa hình đồi dốc, khí hậu mát mẻ trên nền đất đỏ bazan.

Hương vị đặc trưng của cà phê Tây Nguyên thường có lượng caffeine mạnh, mùi thơm, vị đậm đắng và ít chua. Thoang thoảng bạn còn có thể cảm nhận được vị béo của dầu, bơ hay caramen.

>> Dành cho bạn:

1.2 Vùng trồng cà phê Tây Bắc

cà phê trồng nhiều ở đâu

Nông dân xã Chiềng Ban (Sơn La - Tây Bắc) thu hoạch cà phê

Khu vực Tây Bắc là vùng trồng cà phê nhiều thứ 2 trên cả nước. Với địa hình phức tạp gồm nhiều núi trung bình và núi cao bao quanh các bồn địa lớn, nhỏ chỉ khoảng 400-500m. Các tỉnh thuộc Tây Bắc có khí hậu đặc trưng của vĩ tuyến Bắc khá tốt để trồng cà phê Arabica (cà phê chè)

Trong đó, diện tích cà phê chè đang phát triển tốt nhất tại khu vực nông trường Mường Ảng thuộc tỉnh Điện Biên. Bên cạnh đó, theo nghiên cứu của Hiệp Hội cà phê ca cao Việt Nam thì hiện nay còn có thêm nhiều diện tích trồng cà phê chè khác đang được đẩy mạnh và phát triển để đưa tổng diện tích cà phê chè của vùng Tây Bắc lớn hơn nữa.

1.3 Vùng trồng cà phê Trung Bộ

cà phê trồng nhiều nhất ở đâu

Cà phê tại Khe Sanh (Quảng Trị)

Khu vực trồng cà phê lớn nhất cả nước phải kể đến tiếp theo là vùng Trung Bộ. Trong đó, tỉnh thành nổi tiếng nhất là Khe Sanh (Quảng Trị) với hai loại cà phê Arabica và Catimor (cà phê mít). Tuy có địa hình độ cao không nổi trội như các vùng khác và thường xuyên chịu những cơn gió Lào hun đúc dẫn đến sản lượng không nổi trội bằng, nhưng lại góp phần giúp đa dạng hương cà phê Việt.

Hai giống cà phê được trồng đặc trưng tại vùng này là Catimor (Arabica) và Hybrid de Timor (lai giữa Arabica và Robusta). Hương vị đặc trưng của cà phê tại đây thay vì có vị ngọt đậm thì Catimor lại có hương thơm sâu và vị chát, mặn.

>> Nên Xem:

2. Các giống cà phê được trồng nhiều tại Việt Nam

Hiện nay, 2 giống cà phê chính được trồng tại Việt Nam là cà phê Arabica (cà phê chè), cà phê Robusta (cà phê vối) và lượng ít cà phê Mít (Liberia). Trong đó, diện tích vùng trổng của các giống cà phê được phân bố theo tỉ lệ 90%, 10%< và tỷ lệ rất ít Liberia

2.1 Cà phê Robusta (cà phê phối)

Vì nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa nên rất phù hợp để trồng Robusta, đây cũng là giống cà phê có diện tích trồng và sản lượng lớn nhất Việt Nam. Trong điều kiện tự nhiên, cây cà phê vối có thể đạt độ cao 10m và cho thu hoạch sau 3-4 năm trồng, tuổi thọ trung bình đến 30 năm. Tuy nhiên, từ năm 20 - 25 sản lượng thu hoạch của cây sẽ giảm dần. Hàm lượng caffeine trong hạt cà phê phối khoảng 2-4% nên có hương vị đắng, không thơm gắt như cà phê chè.

2.2 Cà phê Arabica (cà phê chè)

Khác với hương vị của Robusta có vị đắng, không chua thì cà phê chè ít đắng hơn và có hậu vị hơi chua nhẹ, rất phù hợp với khẩu vị của người nước ngoài nên đây là giống cà phê thường được xuất khẩu. Hàm lượng caffeine trong cà phê chè cũng thấp hơn, chỉ khoảng 1-2%.

2.3 Cà phê Liberia ( cà phê Mít)

Giống cà phê Mít có khả năng chịu hạn tốt nhưng cho năng suất kém và có vị chua nên thường không được ưa chuộng. Sau 4-5 năm trồng thì cây mới bắt đầu cho quả để thu hoạch nhưng thời hạn thu hoạch kéo dài hơn, lên đến 30 - 40 năm.

sản phẩm hot: Các loại cà phê Ý

Bài viết trên đã cung cấp các thông tin địa phương cà phê trồng nhiều ở đâu và các giống cà phê được trồng nhiều tại Việt Nam. Với các thông tin trên, hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn đọc trong quá trình tìm hiểu về cây cà phê Việt Nam.

Cập nhật tại: https://nhanvan.vn/

5
social
social
social