Giỏ hàng

Giỏ hàngThêm vào giỏ hàng thành công!

Cà phê nhân là cà phê gì? Cách phân loại, sơ chế, bảo quản cà phê Nhân không bị mốc, hư

Đối với người làm cà phê thì chắc chắn cần phải có những hiểu biết cơ bản về cà phê nhân, cách phân loại, sơ chế và bảo quản loại cà phê này. Những thông tin bạn cần đã được tổng hợp hết trong bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về loại hạt cà phê nhân.
 
>> Nội dung liên quan:
 

1. Cà phê nhân là gì?

Cà phê nhân hay còn được gọi cà phê xanh là những hạt cà phê tươi chưa được rang xay. Đây là thành phẩm sau quá trình thu hoạch và sơ chế cà phê tươi, đồng thời cũng là nguồn nguyên liệu chính sử dụng trong ngành công nghiệp chế biến cà phê rang xay.

cà phê nhân là gì

Cà phê Nhân là loại cà phê như thế nào?

2. Các loại cà phê nhân hiện nay

Để phân loại cà phê nhân người ta thường dựa trên 2 đặc điểm là: kích cỡ hạt và giống cà phê để chia thành các nhóm khác nhau thuận tiện cho việc nhận biết, chế biến và xác định giá thành phẩm.

2.1 Phân loại dựa trên kích cỡ hạt

Hạt cà phê sẽ được phân loại dựa trên kích thước khác nhau bằng cách ray nhân cà phê đã được làm khô trên một dụng cụ sàng bằng kim loại có đục nhiều lỗ tròn với đường kính khác nhau từ 3-8mm để chia thành các nhóm:

- Cà phê nhân xô (chưa sàng)

- Cà phê nhân sàng 13: Đây là kích cỡ phổ biến nhất, loại này chuyên dùng để sản xuất cà phê hòa tan

- Cà phê nhân sàng 14-15: Có kích cỡ lớn hơn loại sàng 13 nhưng giá thành không quá cao, vì vậy thường được nhà sản xuất sử dụng để trộn nhằm giảm giá thành

- Cà phê nhân sàng 16 - 20: Đây là các hạt cà phê chất lượng cao với kích thước lớn. Loại này sẽ được sử dụng để sản xuất cà phê hạt rang

Tỉ lệ kích cỡ hạt cà phê sàng này được áp dụng phổ biến ở hầu hết tất cả các quốc gia, tuy nhiên mỗi vùng sẽ có những cách gọi khác nhau. Chẳng hạn, nhân cà phê sàng 8mm (tương đương 20/64 inch) ở Việt Nam sẽ là loại rất lớn, ở vùng trung Mỹ và Mexico gọi là Superior, Châu Phi và Ấn Độ sẽ gọi là AA...

cà phê nhân

Phân loại cà phê Nhân dựa trên kích thướt hạt

2.2 Phân loại dựa theo giống cà phê

Một cách phân loại cà phê nhân xanh phổ biến khác không kém là phân loại dựa theo giống cà phê, trong đó phổ biến nhất là 3 loại:

- Arabica: Cà phê nhân xanh Arabica thường được trồng tại những khu vực có sự chênh lệch nhiệt độ lớn giữa ngày và đêm, rất được nhiều người ưa chuộng bởi mùi thơm dào dạt và hậu vị chua nhẹ không quá đắng. Gồm 5 loại chính là Bourbon, Caturra, Mocha. Typica và Catimor.

- Robusta: Hạt cà phê nhân xanh Robusta sẽ có hàm lượng cafein cao hơn và có vị đắng đặc trưng rõ rệt, đây cũng là loại hạt cà phê được trồng nhiều nhất tại Việt Nam.

- Culi: Cà phê Culi là loại hạt cà phê đột biến từ chủng loại của Arabica hay Robusta. Điểm khác biệt của chúng so với 2 loại hạt cà phê trên là thay vì có 2 hạt, hạt này chỉ có duy nhất 1 hạt, nhờ vậy mà hàm lượng caffein có trong cà phê Culi cũng cao hơn. Sản lượng của loại cà phê này cũng rất thấp, chỉ chiếm khoảng 5-6% sản lượng tổng.

>> Dành cho bạn:

3. Các phương pháp sơ chế cà phê nhân

Tùy vào điều kiện khí hậu, vùng trồng và giống cà phê mà phương pháp sơ chế cà phê nhân sống cũng sẽ khác nhau. Theo lịch sử phát triển của ngành cà phê thì hiện nay có 3 phương pháp sơ chế chính gồm:

3.1 Sơ chế ướt cà phê nhân

Phương pháp sơ chế ướt phù hợp với những vùng trồng cà phê có nguồn nước dồi dào, khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Ở phương pháp này, các trái cà phê tươi ngay khi mới thu hoạch và vẫn còn độ ẩm sẽ được tách vỏ lấy hạt ngay.

Quy trình thực hiện sơ chế ướt cà phê gồm các bước: 

- Ủ lên men trái cà phê trong thời gian ngắn cho đến khi có thể tách hạt cà phê nhân ra khỏi trái (Phương pháp khác: Cho cà phê chín vào máy xát vỏ chuyên dụng để tách hạt cà phê) 

- Rửa sạch hạt cà phê nhân xanh sau khi đã tách vỏ để loại bỏ chất nhầy

- Phơi cà phê nhân trên sân hoặc các tấm phảng, trên giàn trong nhà kính,...

Do quy trình sản xuất này không tác động nhiều đến hạt cà phê bên trong nên hương vị cà phê giữ được sự "nguyên vẹn" hơn so với các phương pháp khác. Tuy nhiên, mất nhiều công sức, tốn nhiều nước nên phương pháp sơ chế này thường được sử dụng cho các loại cà phê có giá trị kính tế cao.

cà phê nhân xanh

3.2 Sơ chế sấy khô tự nhiên

Phương pháp này phù hợp với những mùa vụ thu hoạch cà phê có thời tiết khô nóng kéo dài bằng cách phơi trực tiếp hạt cà phê sau khi thu hoạch dưới nắng để giảm lượng nước đến mức tiêu chuẩn

Quy trình sơ chế sấy khô tự nhiên cà phê nhân gồm các bước:

- Trái cà phê sau khi thu hoạch được đem phơi khô trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời mà không cần tách bỏ phần vỏ hay thịt (Ở một số quốc gia chú trọng sản lượng, các nhà sản xuất thường thay thế việc phơi khô truyền thống bằng cách sử dụng các loại máy sấy công suất lớn để rút ngắn thời gian 

Phương pháp chế biến này dễ làm, không tốn nhiều công sức. Tuy nhiên, hạt cà phê sẽ tốn nhiều thời gian hơn để khô hoàn toàn, dễ bị ẩm mốc và hương vị cà phê sẽ bị ảnh hưởng bởi hương vị của vỏ và thịt cà phê ngấm vào nhân. Vì vậy, thích hợp để chế biến các loại cà phê thông thường, sản xuất đại trà hơn các loại cà phê cao cấp.

>> Nên Xem Thêm:

cà phê nhân hôm nay

3.3 Sơ chế bằng phương pháp Honey

Với phương pháp này, trái cà phê tươi sau khi thu hoạch cũng được tách vỏ bằng máy, tuy nhiên chúng không cần phải trải qua giai đoạn lên men tự nhiên trước đó như khi sơ chế ướt mà sẽ được đem đi phơi khô trong tình trạng chất nhầy vẫn dính trên nhân cà phê.

Dựa trên lượng chất nhầy còn lại trên hạt cà phê nhân mà cà phê thành phẩm sẽ được phân loại thành các cấp bậc khác nhau dựa trên màu sắc. Lượng chất nhầy càng nhiều và màu càng đậm thì hương vị càng ngon, và ngược lại lượng chất nhầy càng ít màu sắc càng nhạt thì hương vị sẽ càng kém.

cà phê nhân sống

4. Gợi ý 2 cách bảo quản cà phê nhân đơn giản, không bị mốc

Cà phê sống sau khi sơ chế bằng 1 trong 3 phương pháp trên sẽ có độ ẩm rất thấp nên rất dễ bảo quản trong thời gian dài mà không lo ẩm mốc, mất đi mùi vị. Dưới đây là 2 phương pháp bảo quản cà phê nhân phổ biến thường được sử dụng tại các cơ sở sản xuất cà phê:

- Cách 1: Bảo quản trong bao tải, bảo dây:

+ Độ ẩm của hạt cà phê dưới 13%

+ Kho chứa phải cách nhiệt, cách ẩm tốt và nên vệ sinh sạch sẽ trước khi xếp các bao cà phê vào

+ Không đặt trực tiếp các bao cà phê này xuống nền hay sát tường, nên kê cao cách nền 30cm và cách tường 50cm để tránh bị ẩm, quá nóng

+ Sau mỗi 3 tuần đảo thứ tự các bao lột lần để tránh bao bên dưới bị nén chặt.

>> Thông tin hữu ích:

- Cách 2: Đổ thành đống rời trong các xilô

Với cách thực hiện nhanh chóng, tiết kiệm diện tích bảo quản, bao bì, ngoài ra thời gian bảo quản cũng được lâu hơn nên phương pháp này được sử dụng khá nhiều.

Trên đây là các thông tin cần biết về hạt cà phê nhân và những lưu ý quan trọng dành cho nông dân, người sản xuất cà phê. Hy vọng với các thông tin trên sẽ giúp bạn giải quyết được các thắc mắc đang gặp phải.

Tổng hợp bởi: Siêu thị sách & Tiện ích Nhân Văn

5
social
social
social