Giỏ hàng

Giỏ hàngThêm vào giỏ hàng thành công!

Bạn có biết nguồn gốc của cà phê Việt Nam không?

Hiện nay, Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứ hai trên toàn thế giới, chỉ sau Brazil với 2.6 tấn/ha nhân Robusta và 1.4 tấn/ha nhân với Arabica. Vậy liệu bạn có biết nguồn gốc của cà phê Việt Nam và bước ngoặt lớn của cà phê Việt Nam khiến nó phát triển mạnh mẽ như vậy? Hãy cùng tìm hiểu ngay.

>> Nội dung liên quan:

1. Nguồn gốc của cà phê Việt Nam

Tuy hiện tại Việt Nam là quốc gia xuất khẩu và phát triển cà phê lớn nhất, nhì thế giới nhưng thực tế nguồn gốc của cà phê Việt Nam đầu tiên lại được người Pháp mang đến và trồng vào năm 1857.

Tại các đồn điền Đông Dương, cây cà phê đã phát triển mạnh mẽ, thoát khỏi các định chế bao cấp ràng buộc và trở thành một trong những giống cây trồng có giá trị xuất khẩu cao nhất.

nguồn gốc của cà phê Việt Nam

Đồn điền cà phê trong những năm 1900 ở Việt Nam

Giống cà phê đầu tiên được đưa vào và trồng tại Việt Nam là Arabica vào năm 1857 thông qua các nhà truyền giáo Pháp. Chúng được trồng thử nghiệm tại các nhà thờ Công giáo ở một số tỉnh miền Bắc như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Ninh Bình, sau đó lan dần sang các tỉnh miền trung là Quảng Bình và Quảng Trị.

Cuối cùng cà phê được trồng ở cả các tỉnh phía Nam của Tây Nguyên hay vùng Đông Nam Bộ. Kết quả đo lượng về chất lượng, kích cỡ hạt thì họ phát hiện rằng cà phê được trồng tại Tây Nguyên cho sản lượng tốt và thành phẩm ổn định nhất.

Sau đó, người Pháp đã mang đến hai giống cà phê khác là Robusta và Excelsa đến trồng tại Việt Nam. Không chỉ vậy, họ còn thử nghiệm thêm nhiều giống cà phê khác tại mảnh đất Tây Nguyên này.Tuy nhiên. trong giai đoạn này dù cà phê tại Việt Nam đã bắt đầu phát triển hơn nhưng cho sản lượng rất thấp và không mạnh mẽ.

Tính đến năm 1986, tổng diện tích trồng cà phê trên cả nước chỉ khoảng 50.000ha với sản lượng chỉ 18.400 tấn (khoảng 300.000 bao cà phê loại 60kg).

>> Tham khảo:

2. Bước ngoặt phát triển của cà phê Việt Nam

Việc trồng cà phê vẫn tiếp tục diễn ra tại Việt Nam trong nhiều năm tiếp theo nhưng kết quả cho thấy giống cà phê chè (Arabica) không cho sản lượng như mong muốn vì dễ bị sâu đục thân và nấm gỉ sắt. Còn cà phê vối (Robusta) thì không phát triển tốt tại miền Bắc do điều kiện khí hậu mùa đông lạnh. Chỉ có cà phê mít (Excelsa) là sinh trưởng tốt, năng suất khá nhưng giá thành thấp.

Trong giai đoạn từ 1960 - 1970 ở miền Bắc vẫn tiếp tục trồng 3 loại cà phê chè, phối, mí nhưng kết quả không mấy khả quan. Đến đầu thập niên 70 người ta mới kết luận cà phê không thể trồng được ở các tỉnh thành phía Bắc.

nguồn gốc cà phê

Các giống cà phê trồng phổ biến tại Việt Nam

Năm 1980, một số công ty cà phê và cacao thuộc Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm thực hiện chương trình phát triển cà phê ở Việt Nam. Hàng loạt các hiệp định hợp tác sản xuất cà phê giữa chính phủ Việt Nam với các nước Liên Xô, CHDC Đức, Hungary, Balan, Tiệp Khắc được ký kết.

Đến tận năm 1982 thì Liên hiệp các xí nghiệp cà phê Việt Nam (LH-XN-CPVN) mới được thành lập với sự tham gia của 3 sư đoàn quân đội và một số các công ty Thuộc bộ Nông nghiệp 3 tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum.

Chương trình phát triển cà phê tiếp tục được mở rộng đến các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ với loại cà phê chủ lực là Robusta. Đây là bước ngoặt lớn đánh dấu nguồn gốc cà phê của Việt Nam trên bản đồ thế giới.

lịch sử cà phê Việt Nam

Liên hiệp các xí nghiệp cà phê Việt Nam (LH-XN-CPVN)

Từ năm 1986. Chính phủ Việt Nam đã tập trung nguồn lực đầu tư nhằm chuyển đổi cà phê thành giống cây nông nghiệp quan trọng với các chính sách như: Khuyến khích các hộ gia đình cá nhân cùng trồng cà phê, tổ chức Hội nghị phát triển cà phê cho hộ gia đình nông dân, giá cà phê trên thị trường quốc tế tăng mạnh. Nhờ đó mà ngành cà phê của Việt Nam phát triển mạnh mẽ.

Ban đầu, Việt Nam chủ yếu chỉ trồng và xuất khẩu giống Robusta nhưng đến những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ, Việt Nam mới đưa giống Catimor (một giống khác của Arabica) vào sản xuất. Từ đó, Arabica được trồng phổ biến hơn tại Việt Nam với giống cây có thể chống lại các bệnh nấm gỉ sắt là Catimor.

Cuối những năm 1990, cà phê Việt Nam đã bắt đầu có chỗ đứng thực sự và trở thành đơn vị sản xuất cà phê hàng đầu Đông Nam Á, sau Brazil và là nước xuất khẩu cà phê xanh lớn thứ hai trên thế giới. Trong đó, tỉ lệ trồng cà phê như sau Robusta 92.9% - Arabica < 5% - các giống khác

>> Dành cho bạn:

3. Quy mô sản phẩm các giống cà phê tại Việt Nam

lịch sử phát triển cà phê Việt Nam

Cây cà phê Tây Nguyên Việt Nam

Để thấy rõ được sự phát triển và thay đổi lịch sử cây cà phê Việt Nam, bạn có thể theo dõi các thông số về sự thay đổi các về diện tích trồng, cũng như sản lượng cà phê sau:

- Năm 1937 - 1938, tổng diện tích trồng 13.000ha và 1.500 tấn cà phê nhân sản lượng

- Năm 1963, miền Bắc trồng được 10.000 ha cà phê (chủ yếu là Arabica). Trung bình khoảng 400-600kg/ha, tối đa 1 tấn/ha

- Năm 1975, Miền Nam trồng được khoảng 10.000ha cà phê (chủ yếu là Robusta và Arabica tại Lâm Đồng)

- Năm 1994, tổng sản lượng cà phê trên toàn nước đạt 150.000ha với năng suất trung bình 1 tấn/ha, tối đa có khu vực đạt 8-10 tấn/ha

- Từ năm 1994 - nay, chính phủ khuyến nghị vẫn tiếp tục duy trì diện tích quy mô trồng cà phê cả nước là 500.000 ha.

Dành cho bạn: Top hàng Bách Hóa Online nên mua

Với các thông tin trên, hy vọng sẽ giúp người yêu cà phê có thể hiểu thêm về nguồn gốc của cà phê Việt Nam và lịch sự phát triển của giống cây này.

Theo: https://nhanvan.vn/

5
social
social
social