Giỏ hàng

Giỏ hàngThêm vào giỏ hàng thành công!

Truyện ngắn là gì? Khái niệm truyện ngắn bạn nên biết

Truyện ngắn là thể loại văn học phổ biến tại Việt Nam với vô số tác phẩm nổi tiếng như Chí Phèo, Dế Mèn Phiêu Lưu Ký,...Vậy truyện ngắn là gì? Đặc điểm của truyện ngắn có gì đặc trưng? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau.

>> Nội dung liên quan:

1. Khái niệm truyện ngắn - Truyện ngắn là gì?

Truyện ngắn là thể thoại văn xuôi tự sự ngắn gọn, súc tích và có ý nghĩa, thường được viết dưới dạng mẫu truyện nhỏ mà người đọc dễ dàng tiếp thu và hiểu được nội dung văn bản. Truyện ngắn có thể viết về mọi phương diện trong đời sống từ: Sử sách, đời từ,...

Khác với các thể loại văn học khác, truyện ngắn hiện đại xuất hiện sau và là kiểu tư duy và hình thức khác biệt, mang tính chất thể loại nhất định, viết về đời góc và góc nhìn cuộc đời, cổ tích, truyện cười hay những hồi ký ngắn. Nội dung của truyện ngắn thiên về sự kết hợp giữa sự thật và yếu tố tưởng tượng, hư cấu.

khái niệm truyện ngắn

Truyện ngắn là gì? bạn đã biết gì về thể loại truyện này chưa

2. Đặc điểm truyện ngắn

Về nhân vật trong truyện ngắn

Số lượng nhân vật trong truyện ngắn thường rất ít và cũng không có nhiều sự kiện phức tạp. Nó thường kể về cuộc đời hay một khoảng thời gian nhất định trong cuộc đời của nhân vật chính.

Nghe có vẻ giống tiểu thuyết nhưng truyện ngắn khác với tiểu thuyết ở chỗ: Thế giới và cốt truyện trong tiểu thuyết chủ yếu chỉ xoay quanh nhân vật chính, thì trong truyện ngắn nhân vật chính chỉ là một phần nhỏ của thế giới và tượng trưng cho một ý thức hay một trạng thái xã hội.

Nhân vật trong truyện ngắn thường được mô tả nội tâm thay vì thông qua đối thoại kịch bản xuyên suốt cả cốt truyện. 

đặc điểm truyện ngắn

Tác phẩm truyện ngắn Việt Nam

Về nội dung trong truyện ngắn

truyện ngắn có ít nhân vật, sự kiện và biến cố nên các tình tiết trong truyện ngắn thường chỉ ghi lại những sự kiện tiêu biểu nhất, đủ để người đọc có thể liên tưởng đến cả quá trình. Nội tâm của nhân vật là mấu chốt quyết định cốt truyện nên nội dung chủ yếu xoay quanh những thay đổi trong ý thức, tâm trạng của nhân vật với bút pháp trần thuật là chấm phá. 

Bố cục của truyện ngắn không có kết cấu rõ ràng, mà chủ yếu là các sự việc đan xen vào nhau. Chi tiết là yếu tố quan trọng gửi gắm nội dung chính của truyện ngắn.

Đề tài của truyện ngắn rất phong phú, đa dạng, chạm đến mọi ngóc ngách đời sống. Chẳng hạn, về cùng một chủ thể là người nông dân trước Cách mạng tháng Tám nhưng nhà văn Ngô Tất Tố thì liên tưởng đến sự bần cùng hóa của họ về vật chất; thì dưới ngòi bút của nhà văn Nam Cao ông lại chỉ ra sự tha hóa về nhân cách của những con người ấy.

>> Các thể loại sách nên mua:

Các thể loại truyện ngắn hay nhất

Có 2 cách để phân loại thể loại truyện ngắn, cách thứ nhất là dựa vào cốt truyện, cách thứ hai là dựa vào những tương phản và liên tưởng.

Dựa trên cốt truyện, truyện ngắn có thể chia làm hai loại: 

- Truyện ngắn không có cốt truyện: Tác giả chỉ muốn thể hiện diễn biến tâm trạng nhân vật liên quan đến hoàn cảnh cụ thể nào đó. Truyện không có sự kiện gay cấn hay thời gian cụ thể.

- Truyện ngắn có cốt truyện: Tình tiết câu chuyện và những sự kiện xây dựng dựa trên sự bộc lộ tính cách của nhân vật, từ đó thúc đẩy mạch truyện. Các sự kiện càng kịch tính, càng là sức hấp dẫn đặc biệt của truyện ngắn.

Ví dụ: Truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao chẳng hạn...

truyện ngắn là gì

Truyện ngắn có cốt truyện

Dựa trên kết cấu, truyện ngắn được chia làm 5 thể loại:

- Kết cấu đầu cuối tương ứng: Truyện ngắn Chí Phèo

- Kết cấu theo trục thời gian: Các tình tiết trong truyện được kể theo tuần tự thời gian

- Kết cấu tâm lí nhân vật: Nội dung truyện ngắn được kể theo diễn biến tâm lí nhân vật, làm sáng tỏ suy nghĩ và nội tâm nhân vật

- Kết cấu đồng hiện: Mô tả các sự kiện, tình huống ở các địa điểm khác nhau trong cùng một mốc thời gian.

- Kết cấu truyện lồng truyện (trùng phức): Người kể truyện đóng vai trò là đạo diễn để thuật lại diễn biến câu chuyện qua lời kể của mình

- Kết cấu mở: Truyện không có kết thúc rõ ràng, cho phép người đọc có thể tưởng tượng đến nhiều kết cục khác nhau

>> Thông tin hữu ích:

Về phương thức kể truyện trong truyện ngắn

Trong truyện ngắn, tác giả có thể dùng nhiều cách kể truyện khác nhau để tường thuật lại câu chuyện. Trong đó có hai hình thức phổ biến:

- Tường thuật lại diễn biến sự việc: Tác giả đứng bên ngoài kể lại những chuyện xảy ra: truyện ngắn Vợ Nhặt

- Miêu tả diễn biến sự việc: Tác giả tự đóng vai nhân vật chính của tác phẩm, kể lại sự việc, phân tích câu chuyện: truyện ngắn Vi hành

3. Cách viết truyện ngắn hay, đơn giản chỉ trong 10 bước

Mặc dù truyện ngắn không đòi hỏi bố cục, kết cấu phức tạp nhưng để viết được truyện ngắn thì yêu cầu tác giả phải có tính kiên nhẫn và trí tưởng tượng khi sáng tác. Để học cách tự viết truyện ngắn, bạn có thể bắt đầu từ 10 bước sau:

- Bước 1: Tìm cảm hứng và thu thập ý tưởng bất kỳ lúc nào và có thể ghi chép lại ngay lập tức những ý tưởng chợt nảy ra

- Bước 2: Nắm được kỹ thuật cơ bản của truyện ngắn và bố cục bài viết:

+ Giới thiệu nhân vật, địa điểm và thời gian

+ Điểm bắt đầu cao trào -> Cao trào của câu truyện -> Đỉnh điểm và bước ngoặt của câu chuyện -> Thoái trào dẫn đến kết thúc

+ Kết thúc: Giải quyết vấn đề được đặt ra trong câu chuyện

- Bước 3: Tìm cảm hứng từ quan sát thực tế cuộc sống, mượn nét tính cách của một người vào trong nhân vật

- Bước 4: Hiểu nhân vật của chính mình. Để mọi người thu hút vào trong câu chuyện của bạn thì bạn phải tái hiện nhân vật chân thật như ngoài đời.

- Bước 5: Giới hạn phạm vi nội dung câu chuyện. Khác với tiểu thuyết, mạch truyện có thể kéo dài 1 năm, 2 năm hoặc chục năm thì truyện ngắn sẽ giới hạn trong khoảng thời gian ngắn.

- Bước 6: Xác định ngôi kể truyện, có thể là Tôi (nhân vật trong truyện là người kể), Bạn (người đọc là một nhân vật trong câu chuyện) hoặc Anh/Cô ta (người kể là nhân vật ngoài cuộc)

cách viết truyện ngắn

Ngôi kể thứ ba - Truyện ngắn Lão Hạc

>> Tham khảo thêm:

- Bước 7: Sắp xếp ý tưởng theo mốc thời gian

- Bước 8: Phác thảo cốt truyện

- Bước 9: Xây dựng mở đầu ấn tượng, thu hút người đọc

- Bước 10: Dành thời gian viết mỗi ngày để hoàn thành tác phẩm.

Với những chia sẻ về Truyện Ngắn là gì, những khái niệm, lý luận văn học về đặc trưng của truyện ngắn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thể loại văn học dân chủ này. Để tìm hiểu thêm các thể loại văn học khác, bạn có thể truy cập website nhanvan.vn để tìm hiểu thêm chi tiết.

5
social
social
social