Giỏ hàng

Giỏ hàngThêm vào giỏ hàng thành công!

Tiểu thuyết là gì? Bật mí cách viết tiểu thuyết hay cho người mới

Tiểu thuyết là loại sách khá gần gũi với các bạn tuổi teen và không còn xa lạ gì với các độc giả Việt. Bạn đã bao giờ thắc mắc làm sao các tác giả lại có thể viết tiểu thuyết hay và chân thật đến như vậy? Liệu đó là những câu chuyện họ đã trải qua hay chỉ là trí tưởng tượng.

>> Nội dung liên quan:

1. Tiểu thuyết là gì?

Tiểu thuyết là dạng văn xuôi kể chuyện hư cấu, thông qua các tuyến nhân vật, hoàn cảnh và sự việc để phản ánh hiện thực xã hội và những vấn đề đang xảy ra trong cuộc sống con người. Có cấu trúc tương tự như các mẫu tiểu thuyết cũng có các đặc điểm như bao gồm các nhân vật, đoạn đối thoại, cốt truyện, xung đột, cao trào và cách giải quyết. Tuy nhiên, nó không thường được đánh giá cao trong giới văn học nhưng lại rất dễ để tiếp cận với người đọc.

Theo nhận định của Belinski thì “Tiểu thuyết là sử thi của đời tư” khái quát câu chuyện dưới dạng tự sự, trong đó tập trung vào số phận và phát triển nội dung xoay quanh cuộc đời của nhân vật chính.

Nhiều người nghĩ rằng tiểu thuyết chỉ là tưởng tượng, hư cấu, không đáng để dành thời gian đọc. Song, sẽ ra sao nếu cuộc sống quanh ta chỉ toàn số liệu và sự thật mà thiếu đi sự tưởng tượng, mơ mộng và hư cấu.

Viết tiểu thuyết không chỉ giúp bạn tăng khả năng tưởng tượng, còn giúp kích thích trí não hoạt động linh hoạt, sáng tạo nhiều hơn trong cuộc sống. Đôi khi mệt mỏi, đọc những cuốn sách đơn giản khôn quá phức tạp như tiểu thuyết lại giúp chúng ta có cái nhìn khác hơn về cuộc sống. 

2. Cách viết tiểu thuyết hay cho người mới bắt đầu

Một cuốn tiểu thuyết hấp dẫn cần xây dựng trên 3 yếu tố hay, lôi cuốn và phải có chiều sâu. Và điều quan trọng giúp bạn có thể tự học cách viết tiểu thuyết hay dễ dàng và nhanh chóng là liên tục viết để cải thiện và trau dồi kỹ năng viết. Ngoài ra, bạn có thể đọc thêm các loại tiểu thuyết khác, truyện ngắn,... để học cách lồng ghép thông điệp, biểu cảm, nội tâm nhân vật.

cach-viet-tieu-thuyet-hay

Tiểu thuyết là thể loại sách hay và lãng mạn

Bước 1: Xác định bối cảnh, mạch chuyện chính của tiểu thuyết muốn viết

Viết tiểu thuyết là cả quá trình tưởng tượng, sáng tạo. Do đó, để xây dựng nội dung xuyên suốt cần phải xác định bối cảnh, nền tảng ngay từ đầu để tránh lan man về sau.

Trong giai đoạn mới tập viết, việc mà bạn cần làm là hãy luyện tập thói quen viết mỗi ngày. Ghi chép mọi ý tưởng có thể nảy sinh bất kỳ lúc nào. Cứ ghi chép mà không cần phải đúng trật tự cấu trúc, ngữ pháp hay cả chính tả. Vì nếu chỉ lệch 1s, có thể ý tưởng sẽ biến mất bất cứ lúc nào.

Để viết tiểu thuyết hay thì người sáng tác cần có nguồn cảm hứng bất tận. Và việc tìm ý tưởng luôn là nỗi đau và trở ngại lớn không chỉ cho người mới, mà còn với cả các tiểu thuyết gia lâu năm. Cách giải quyết tốt nhất là đi tìm nguồn cảm hứng, có thể từ truyện tranh, một bộ phim truyền hình hay từ những gì quan sát được xung quanh, từ những chuyến đi và câu chuyện trong cuộc sống.

>> Dành cho bạn:

Bước 2: Nghiên cứu ý tưởng viết tiểu thuyết

Sau khi đã có nguồn cảm hứng dạt dào hay những ý tưởng bất tận. Ở bước tiếp theo, hãy học cách đọc và nghiên cứu các tài liệu có liên quan. Bởi đôi khi, việc trùng ý tưởng là lẽ thường không thể tránh.

Trước khi chuẩn bị cho ra bản phát thảo tiểu thuyết, hãy tìm kiếm và nghiên cứu thông tin, sách vở,... về các ý tưởng.

  • Trường hợp 1: Nếu bị trùng ý tưởng và tác giả trước đã viết rất xuất sắc thì bạn nên quay lại bước 1 để bắt đầu hành trình tìm kiếm ý tưởng, cảm hứng mới.
  • Trường hợp 2: Nếu vẫn chưa có ai triển khai ý tưởng giống bạn thì thật may mắn. Hãy cứ thế mà tiếp tục đến với bước 3 nhé.

Bước 3: Phác thảo sơ đồ tiểu thuyết

Sau khi đã có ý tưởng và phân tích mạch chuyện chỉnh chu thì bạn sẽ bắt đầu phác thảo khung sườn cho cuốn tiểu thuyết. Bạn cần biết rõ các yếu tố sau:

  • Mục đích bạn viết cuốn tiểu thuyết này?
  • Độc giả bạn muốn hướng tới là ai?
  • Cốt truyện ra sao?
  • Nhân vật chính và nhân vật phụ?
  • Thể loại mà bạn sẽ viết?
  • Tâm lý và tính cách nhân vật như thế nào?
  • Thời gian, độ tuổi nhân vật, bối cảnh câu chuyện?
  • Những sự kiện, thông điệp gì sẽ diễn ra?
  • Miêu tả bối cảnh dưới góc nhìn của ai?

Dựa trên sơ đồ trên hãy thêm ý và triển khai viết tiểu thuyết một cách chi tiết. Trrong quá trình viết, ý tưởng sẽ nảy sinh bất cứ lúc nào.

Hãy viết hết ra những gì bạn đang nghĩ, sau đó mới bắt đầu sắp xếp chúng lại một cách hợp lý.

Tóm tắt truyện tiểu thuyết trong một câu

Hãy tóm tắt nội dung cuốn tiểu thuyết của mình ngắn gọn nhất chỉ với một câu.

Ví dụ: Trong cuốn tiểu thuyết đầu tay của tác giả Randy, nội dung câu chuyện đã được tóm tắt lại chỉ bằng một câu: “Một nhà vật lý du hành ngược thời gian để giết giáo đồ Paul”

Chỉ với một câu tóm tắt ngắn gọn nhưng độc giả đã nắm được nội dung chính của cả cuốn sách.

Đây cũng được xem như lời giới thiệu nhanh chóng chỉ 10s nhưng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Vì vậy hãy cố gắng viết câu tóm tắt này tốt nhất có thể nhé.

Một số mẹo để có thể viết câu tóm tắt tiểu thuyết tốt nhất:

  • Ngắn gọn và từ ngữ sắc bén. Tối đa 30 từ
  • Không cần chứa tên nhân vật mà hãy mô kỹ kỹ hơn. Thay vì “Annie Ho” sẽ là “nghệ sĩ đu xà tàn tật”, vì người chưa đọc sẽ không thể biết được Annie Ho là ai?
  • Nhân vật nào trong tiểu thuyết chịu nhiều mất mát nhất? Điều họ mong muốn là gì?

>> Nên Xem Thêm:

Tóm tắt truyện tiểu thuyết trong một đoạn

Sau khi đã có câu chốt hay cho cuốn truyện tiểu thuyết của mình. Bạn nên dành thêm thời gian để biến câu tóm tắt ấy thành đoạn văn ngắn để mô tả chi tiết hơn về câu chuyện của mình.

Bạn có thể triển khai thông qua các gợi ý:

  • Bối cảnh thế nào?
  • Tình tiết chính?
  • Điểm cao trào là gì?
  • Kết cục câu chuyện thế nào?

Trong cuốn sách tiểu thuyết của mình, tác giả Randy có cách chia cấu trúc như sau. Bạn có thể tham khảo thử nhé! Trong tác phẩm có 3 thảm họa chính ( những điều cản trở mục tiêu nhân vật chính), mỗi thảm họa sẽ chiếm ¼ cuốn tiểu thuyết và cuối cùng là kết thúc. 

Bạn có thể thực hiện tương tự với cấu trúc 3 Act. Trong đó Act đầu tiên là do hoàn cảnh bên ngoài tác động, Act 2 và Act 3 là hậu quả của quá trình cố gắng khắc phục hậu quả của Act trước đó nhưng dần biến mọi thứ tồi tệ hơn của nhân vật chính.

viet-tieu-thuyet

Lưu ý đừng nhầm lẫn đoạn tóm tắt này và giới thiệu phía sau bìa sách là một nhé. Trong khi, đoạn tóm tắt này giúp tóm tắt toàn bộ câu chuyện chân thực giúp bạn hiểu rõ câu chuyện của mình. Còn phần giới thiệu phía sau bìa sách thường chỉ tóm tắt Act đầu tiên, khơi gợi sự tò mò của độc giả chứ không show ra hết diễn biến.

Viết mô tả tiểu thuyết cho nhân vật

Đây là bước siêu quan trọng ảnh hưởng đến cảm xúc của độc giả, vì vậy hãy làm thật kỹ nhé. Thiết kế tuyến nhân vật càng tỉ mỉ thì khi bắt tay vào viết càng dễ dàng.

Một số checklist gợi ý mà bạn có thể thực hiện:

  • Tên nhân vật?
  • Một số mô tả về: Tính cách, ngoại hình, nội tâm, thói quen…
  • Động lực của nhân vật đó như thế nào?
  • Mục tiêu mà nhân vật muốn đạt được kết quả cụ thể như thế nào?
  • Điều gì ngăn cản họ đạt được mục tiêu
  • Sự thay đổi, nhân vật sẽ học được gì và chuyển mình như thế nào
  • Tóm tắt về nhân vật bằng 5 câu.

>> Nên Xem:

Tạo phân cảnh cho Tiểu Thuyết

Lựa chọn phân cảnh phù hợp hay góc nhìn của nhân vật nào thì hợp lý cũng là một yếu tố quan trọng cần lưu ý. Trong phân cảnh đó thì ai sẽ là người chứng kiến, nhân vật nào sẽ kể lại câu chuyện.

Để triển khai mục này, tôi có một số gợi ý sau:

  • Sau khi liệt kê nội dung từng phân cảnh
  • Thực hiện mô tả diễn biến xảy ra
  • Lựa chọn góc nhìn của các nhân vật có thể xuất hiện một cách hợp lý.

Bước 4: Bắt đầu viết tiểu thuyết chi tiết hơn

Khi bạn đã chuẩn bị kỹ càng cho nội dung truyện ở các bước trên, mình chắc chắn rằng đến đây ý tưởng và lời văn trong bạn sẽ tuôn ra dạt dào.

Với những đoạn bị bí ý tưởng, hãy cứ bình tĩnh nghỉ ngơi một chút, sau đó hẳn quay lại và chỉnh sửa các phần thiếu sót ở các bước trước. 

Không có gì là hoàn hảo chỉ với một lần. Đôi khi sẽ có những lúc bạn có thể ngâm cuốn tiểu thuyết của mình trong vài ngày, vài tuần,.. nhưng đừng để quá lâu nhé. Điều đó sẽ làm bạn mất đi cảm xúc cũng như các ý tưởng đấy.

Bước 5: Lắng nghe và tiếp thu phản hồi từ độc giả đối với tiểu thuyết của mình

Đôi khi bạn sẽ nhận được những ý kiến trái chiều nhưng hãy chắt lọc và tiếp thu ý kiến trái chiều theo chiều hướng tích cực nhé. Nó khá quan trọng, quyết định đến việc cuốn tiểu thuyết của bạn liệu có được chào đón hay không.

Do đó, sau khi có bản thảo thì khoan hãy xuất bản hay đăng tải. Bạn nên nhờ người thân, bạn bè hay những người có chuyên môn đọc qua và nhận xét. Khi đó, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về những gì bạn sẽ nhận được sau khi phát hành.

Bạn có thể tài giỏi, nhưng góc nhìn trong việc viết tiểu thuyết rất quan trọng. Góc nhìn của bạn có thể bạn thấy hay và đúng nhưng thực tế xu hướng của nhiều người thì nó là chưa hợp lý, không phù hợp. Học cách lắng nghe sẽ giúp bạn nhìn nhận mọi vấn đề một cách khách quan và chính xác hơn.

>> Một số nội dung hay:

Những điều cần lưu ý khi viết Tiểu Thuyết

Tên tác phẩm và tên nhân vật chính trong truyện tiểu thuyết

Điều đầu tiên mà độc giả tiếp xúc là tiêu đề và nhân vật. Lựa chọn tên tiểu thuyết thật thu hút, hình tượng nhân vật chính hay nhưng dễ nhớ cũng dễ dàng lấy được cảm tình của người đọc.

tieu-thuyet-la-gi

Hình tượng nhân vật trong tiểu thuyết

Các nhân vật trong tiểu thuyết phải thật đối lập nhau. Mỗi câu chuyện đều có các tuyến nhân vật chính, phụ. Hãy làm sao cho nhân vật của mình thật ấn tượng, thu hút ngay từ những trang đầu tiên sẽ là cách giúp tác phẩm của bạn được đánh giá là cuốn tiểu thuyết hay

Vai phụ không phải lúc nào cũng là kẻ phản diện. Để tăng thêm tính thu hút và để lại ấn tượng cho người đọc, bạn có thể khai thác sâu sắc thêm những nhân vật là kẻ xấu nhưng không phản diện.

Trên đây là thông tin về Tiểu thuyết là gì cũng như cách viết tiểu thuyết hay cho người mới mà Nhân Văn muốn chia sẻ cho bạn đọc tham khảo. Hi vọng bạn sẽ tìm được thông tin mình cần nhé.

Nội dung được tạo bởi: https://nhanvan.vn/

5
social
social
social