Giỏ hàng

Giỏ hàngThêm vào giỏ hàng thành công!

Vì sao gọi 'mồng một Tết cha, mồng hai Tết mẹ, mồng ba Tết thầy'?

Từ xưa, ông bà ta đã có câu "Mồng một Tết cha, mồng hai Tết mẹ, mồng ba Tết thầy". Vậy bạn có biết lý do tại sao ông bà ta lại nói như vậy hay không? Hãy cùng tìm câu trả lời ngay trong bài viết sau nhé.
 
>> Nội dung liên quan:

Lịch sử của câu "Mồng một Tết cha, mồng hai Tết mẹ, mồng ba Tết thầy"

tết thầy mùng 3

Tại sao lại là mùng 1 Tết Cha, mùng 2 Tết Mẹ, mùng 3 Tết Thầy?

Câu nói này đã được ghi chép trong sách vở và văn chương từ rất lâu trong cuốn Nam Âm Sư Loại của tác giả Vũ Công Thành (1925) hay cuốn Câu Cửa Miệng của cụ Trần Duy Vôn (1999). Câu nói "Mồng một Tết cha, mồng hai Tết mẹ, mồng ba Tết thầy" có thể hiểu đơn giản là cách phân chia ngày thăm gia đình các bên trong dịp Tết với mong muốn trọn vẹn tất cả hai bên nội - ngoại, thể hiện đạo lý Uống Nước Nhớ Nguồn.

Thật ra ban đầu các sách xưa câu đầy đủ chỉ ghi "Mồng một Tết cha, mồng ba Tết thầy" chứ không có câu "Mồng hai Tết mẹ". Về sau dân gian truyền miệng lâu dần có thêm câu mồng hai Tết mẹ để câu tục ngữ có vần vế, dài hơn.

Giải thích ý nghĩa "Mồng một Tết cha, mồng hai Tết mẹ, mồng ba Tết thầy"

Chữ "Tết" trong câu tục ngữ trên là viết tắt cho cụm từ "chúc Tết". Các từ "mồng một", "mồng hai", "mồng ba" ý chỉ "mùng 1,2,3" trong các dịp Tết Nguyên Đán của người Việt. 

Xét về mặt ngữ nghĩa và hàm ý thì có hai giả thuyết giải thích lý ý nghĩa của câu tục ngữ "Mồng một Tết cha, mồng hai Tết mẹ, mồng ba Tết thầy" như sau:

*Giả thuyết 1 về câu "mùng 1 tết cha, mùng 2 tết mẹ, mùng 3 tết Thầy"

Trong giả thuyết này cho rằng cha, mẹ ở đây sẽ được hiểu theo nghĩa đen. Tức câu tục ngữ có ý nghĩa mồng 1 là Tết của cha, còn mồng 2 mới là Tết của mẹ. Tuy nhiên, cách giải thích này không được nhiều người tán thành, bởi cha-mẹ là hai đấng sinh thành đều quan trọng như nhau, tại sao lại chia ra ăn Tết cha trước, chứ không phải Tết mẹ. Ngoài ra, cha và mẹ cũng thường sống cùng nhau trong một gia đình, không thể chỉ chúc Tết người này mà không chúc Tết người kia và ngược lại.

>> Dành cho bạn:

*Giả thuyết 2 về câu "mùng 1 tết cha, mùng 2 tết mẹ, mùng 3 tết thầy"

Trong giả thuyết 2, câu tục ngữ được giải thích theo ý nghĩa khác và hợp lý hơn, dần dần trở thành tập quán mới trong cách cư xử chung của mọi người trong ngày Tết.

- Mùng 1 Tết cha: Cha tượng trưng cho bên nội, tức là mùng 1 mọi người sẽ tập trung chúc Tết bên nội

- Mùng 2 Tết mẹ: Mẹ là bên ngoại, tức sau khi chúc Tết bên nội vào ngày mùng 1 thì mùng 2 sẽ là ngày về chúc Tết, lo tươm tấp mọi thứ cho bên ngoại

- Mùng 3 Tết thầy: Là dịp mà bạn có thể đi thăm, chúc Tết thầy cô giáo cũ hoặc thầy cô hiện tại để ghi nhớ công ơn, phát huy truyền thống "Tôn sư trọng đạo" và chia sẻ những câu chuyện trong cuộc sống, công việc

Lý do tại sao "Mồng một Tết cha, mồng hai Tết mẹ, mồng ba Tết thầy"

Lý do Tết cha mùng 1

mùng 1 tết mẹ

Mùng 1 Tết Cha

Trong 3 ngày Tết thì ngày mùng 1 là quan trọng nhất, thường dành để tổ chức lễ cúng gia tiên, ông bà. Theo quan niệm xưa, đan ông, bậc cha chú trong nhà sẽ đại diện cho bên nội, cội nguồn. Vì vậy, "mùng 1 Tết cha" có nghĩa cả gia đình sẽ tụ họp bên nội trước để cúng bái tổ tiên và chúc Tết cha mẹ bên nội, anh em họ hàng.

>> Mua ngay một số sản phẩm Tết:

Lý do Tết mẹ mùng 2

mùng 1 tết thầy

Mùng 2 Tết Mẹ

Như đã giải thích ở trên, "mẹ" là tượng trưng cho bên ngoại, tức Tết mẹ là ngày mà gia đình sẽ sang và chúc Tết cho cha mẹ, ông bà, họ hàng bên ngoại. Đặc biệt, với những người nàng dâu phải đi lấy chồng xa quê, ít khi được về nhà thì đây là cơ hội để có thể sum vầy với gia đình, người thân sau thời gian dài chưa gặp mặt.

Lý do Tết thầy mùng 3

mùng 3 tết thầy

Mùng 3 Tết Thầy

Trong xã hội xưa thì "Tết thầy" được xem như "ngày Nhà giáo Việt Nam" hiện nay, là cơ hội mà những người học trò xưa có dịp được nghỉ và có thể đi thăm và bày tỏ lòng biết ơn với "người cha, người mẹ thứ 2" này.

Bên cạnh đó, đây cũng là thời điểm mà bạn có thể họp lớp, gặp lại bạn bè cũ sau một năm dài bôn ba tứ xứ.

>> Xem Thêm:

Vì sao gọi "mùng một tết cha, mùng hai tết mẹ, mùng ba tết thầy"? Qua bài viết này chắc hẳn các bạn đã tìm được câu trả lời cho mình. Ngoài những thông tin này, nếu bạn muốn tìm hiểu thêm những thông tin khác về Tết cổ truyền Việt Nam, hãy nhắn tin cho Nhân Văn, chúng tôi sẽ phản hồi bạn ngay khi có thể nhé.

5
social
social
social