Giỏ hàng

Giỏ hàngThêm vào giỏ hàng thành công!

Giấy decal là gì? Giấy decal dùng để làm gì?

Giấy decal được sử dụng phổ biến trong học tập, công việc và đời sống hằng ngày ở bất cứ đâu trên các tem sản phẩm, banner quảng cáo,... Vậy giấy decal là gì? Có bao nhiêu loại giấy decal? Tất cả các ứng dụng của decal trong cuộc sống? sẽ được giải đáp toàn bộ trong bài viết sau.

1. Giấy Decal là gì?

Chất liệu giấy Decal có tên gọi đầy đủ là Décalcomanie (tiếng Pháp). Đây là loại giấy đặc biệt không thấm nước, có cấu tạo chính gồm 3 lớp: Lớp giấy in họa tiết, lớp keo dính và lớp giấy lót bảo vệ lớp keo không bị dính bụi hay bề mặt tiếp xúc khi chưa sử dụng.

Ưu điểm của giấy Decal:

- Nhiều mẫu mã hình in khác nhau

- Tiết kiệm chi phí in ấn, phù hợp cho mục đích in số lượng lớn

- Tốc độ in nhanh

- Thành phẩm sau in sắc nét

- Có nhiều ứng dụng thực tế

- Giấy Decal có thể dán trên nhiều diện tích và bề mặt khác nhau như tròn, vuông, phẳng,...

Nhược điểm của giấy Decal:

- Dễ bị bong ướt và hư hỏng nếu không được cán thêm màng nhựa

- Dễ phai màu theo thời gian

- Có thể bị rách

2. Cấu tạo của giấy Decal

giấy decal là gì

Cấu tạo của giấy Decal

Giấy Decal hiện nay có cấu tạo chi tiết gồm 4 lớp để phù hợp với đại đa số nhu cầu sử dụng in ấn nhãn dán, logo:

- Lớp bề mặt: Là lớp trên cùng và chứa các họa tiết hinh in hoặc không in của giấy Decal. Tùy theo giá thành và mục đích sử dụng mà chất liệu của lớp bề mặt sẽ khác nhau. Thông thường lớp này sẽ gồm PVC, giấy và một số hoạt chất như cao lanh, tấm kim loại. Có một số loại sẽ được phụ gia thêm lớp màng nilon để chống thấm nước và hạn chế bám bụi khi sử dụng lâu ngày.

- Lớp keo dính: Lớp nằm ngay phía sau lớp bề mặt, được phủ keo để giúp decal có thể dán được lên các đồ vật.

- Lớp chống dính: Là lớp nằm giữa lớp keo và dính lên lớp đế. Trong đó, mặt tiếp xúc với lớp keo dính có chứa silicon và chất chống trơn để ngăn lớp keo dính vào lớp đế.

- Lớp đế: Làm bằng giấy Kraft và có tác dụng bảo vệ lớp keo còn nguyên khi chưa sử dụng.

3. 11 loại giấy Decal hiện có trên thị trường và ứng dụng của chúng

Giấy Decal chỉ là tên gọi chung của các loại giấy Decal khác nhau. Dựa trên từng loại ấn phẩm cần in sẽ có một loại decal khác nhau, phù hợp với mục đích sử dụng và chất liệu bề mặt cần dán.

Hiện nay, các loại Decal có thể chia thành 11 nhóm chính với ứng dụng giấy Decal khác nhau gồm:

- Giấy Decal PP

Loại giấy Decal PP có in hình ảnh, họa tiết màu nên không thể nhìn xuyên thấu. Công dụng của loại Decal này thường dùng để trang trí văn phòng, cửa hàng. Tuy nhiên, lớp keo sau khi dán lên bề mặt và bóc ra sẽ tạo vệt sinh, khó vệ sinh.

giấy decal pp

- Giấy Decal mờ

Decal mờ hay còn gọi là Decal dán kính. Loại Decal này có độ sần nhẹ, trắng hơi đục, thường dùng để dán kính, vách phòng tắm, vách ngăn bằng kính giữa các phòng ban công ty để tạo sự riêng tư.

giấy decal mờ

- Giấy Decal phản quang

Decal phản quang có khả năng tự phát sáng khi có ánh sáng chiếu vào nên thường được ứng dụng làm biển báo giao thông, các mũi tên chỉ dẫn tại sân bay, bến xe, công trình xây dựng,..

giấy decal phản quang

- Giấy Decal lưới

Decal lưới có hình dạng nhiều mắt lưới và có cấu tạo tương tự như Decal PP, nhưng khi tháo khởi lớp giấy đế thì phía sau của chúng sẽ trong suốt và có thể nhìn xuyên qua.

giấy decal lưới

- Giấy Decal 7 màu

Decal 7 màu có nhiều màu sắc ánh xạ trên nền màu chính và có độ bóng vừa phải. Bởi có khả năng ánh xạ nên thường được dán trên các thiết bị điện tử như điện thoại, laptop, xe máy, đồ gia dụng và các đồ thủ công khác.

giấy decal 7 màu

- Giấy Decal sữa

Decal sữa có nền là màu trắng sữa, bên trên có lớp nhựa mỏng in logo. Sản phẩm có khả năng dính chắc chắn và có bề mặt cong nhẹ có thể sử dụng dễ dàng.

giấy decal sữa

- Decal giấy

Là loại Decal có chất liệu lớp bề mặt bằng giấy, có thể phủ thêm màng hoặc không, tương tự như các mẫu Sticker.

- Giấy Decal trong suốt

Giấy Decal trong suốt là loại trong như kính có thể nhìn xuyên qua mặt bên kia. Thông tin in trên Decal trong suốt sẽ khó đọc từ xa và không quá nổi bật, nhưng đem lại cảm giác sang trọng, tinh tế. Có thể sử dụng để in ấn decal dán size quần áo, logo dán trên các ấn phẩm quà tặng...

giấy decal trong suốt

- Giấy Decal cảm nhiệt

Decal chuyển nhiệt hay thường được gọi là Decal nhiệt, thường sử dụng để in hình ảnh, logo hay chữ viết trực tiếp lên trên các bề mặt quần áo, nhựa, gỗ hay thủy tinh,... Phương pháp in sử dụng nhiệt để làm nóng lớp mực in trên decal khiến mực bám vào về mặt vật liệu.

giấy decal cảm nhiệt

- Giấy Decal nam châm cao su dẻo

Giấy Decal nam châm cao su dẻo hay còn gọi Decal nam châm, miếng dán nam châm. Sản phẩm có cấu tạo cơ bản gồm lớp mặt trên PVC và miếng nam châm dẻo ở mặt dưới. Thường sử dụng để dán tạm thời lên thân xe hơi, xe bus,... Nhiều thương hiệu còn sử dụng để làm các món quà lưu niệm trang trí có thể dính trên bề mặt tủ lạnh, tủ sắt.

giấy decal nam châm dẻo

- Giấy Decal dán xe

Đây là loại decal phổ biến với nhiều người, decal có thể chỉ có mày hoặc in họa tiết tùy chọn để trang trí vỏ xe máy, xe hơi. Decal dán xe có màu sắc và họa tiết đẹp mắt, hình ảnh sắc nét, có độ bám dính cao, chống thấm nước.

giấy decal xe máy

4. Kích thước khổ giấy Decal

Vì giấy Decal được sử dụng nhiều trong mục đích in ấn nên có nhiều kích cỡ khác nhau với giá thành khác nhau, đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng. Trên thị trường hiện có 8 kích thước khổ giấy Decal phổ biến nhất gồm:

- Khổ giấy Decal A0: 841 x 1189 mm

- Khổ giấy Decal A1: 594 x 841 mm

- Khổ giấy Decal A2: 420 x 594 mm

- Khổ giấy Decal A3: 297 x 420 mm

- Khổ giấy Decal A4: 210 x 297 mm

- Khổ giấy Decal A5: 148 x 210 mm

5. Mua giấy Decal ở đâu và giá như thế nào?

Bạn có thể dễ dàng tìm mua giấy Decal các loại tại các cửa hàng bán đồ vật liệu trang trí nội thất, cửa hàng in ấn hay nhà sách tại địa phương để lựa chọn màu sắc, họa tiết và chất liệu phù hợp với nhu cầu. Ngoài ra, hiện nay bạn có thể dễ dàng đặt mua Decal dán tại nhà nhanh chóng thông qua các sàn Thương mại điện tử Shopee, Lazada hay website của các công ty.

Các mẫu decal thường được bán theo m2 với mức giá khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Thời gian in ấn (lấy liền hoặc lấy thường), phí in thử, phí gia công theo yêu cầu, loại decal in, loại mực in... Để trả lời cho câu hỏi giấy Decal bao nhiêu tiền thì không có một câu trả lời cụ thể nào, phụ thuộc vào từng địa phương và cửa hàng khác nhau, nhưng sẽ không quá chênh lệch. Đặc biệt, in số lượng càng nhiều thì chắc chắn số tiền trên 1m2 sẽ càng thấp. Bạn có thể tham khảo bảng giá in Decal sau đây để biết được giá in Decal lẻ hiện nay trên thị trường cho từng loại là bao nhiêu:

Loại Decal in

Giá tiền 1m2 (1-10m2)

Decal PP có keo trong nhà

120.000đ

Decal PP không keo trong nhà

120.000đ

Decal PP không keo ngoài trời

130.000đ

Decal PP có keo ngoài trời

130.000đ

Decal sữa

130.000đ

Decal trong suốt (Decal nhựa trong)

130.000đ

Decal in bạt

50.000đ

Decal dán kính

40.000đ

Decal dán tường

60.000đ

Decal dán điện thoại

36.000đ (24 x 100cm)

Decal bàn phím laptop

40.000đ

Decal dán xe

25.000đ (khổ 60cm)

Decal Sticker (Decal giấy)

300đ/hình

Decal lưới

100.000đ

Decal 7 màu

38.000đ (100 cái 2cm)

Decal nam châm dẻo

600.000đ (dày 0.5mm)

In vải Canvas (mực nước)

80.000đ

In vải Canvas (mực dầu)

150.000đ

Bảng giá in Decal 2023

Trên đây là toàn bộ các thông tin giải thích khái niệm Decal là gì? Các loại Decal trên thị trường và kích thước của Decal? Ứng dụng và giá thành thực tế? Với những chia sẻ trên hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong việc giải đáp các thắc mắc. Các thông tin về giá in decal chỉ mang tính tham khảo từ nhiều nguồn, giá thực tế phụ thuộc vào từng cửa hàng nên bạn nên hỏi kỹ trước khi in để đảm bảo giá in phù hợp nhất.

Nguồn tổng hợp: https://nhanvan.vn/

5
social
social
social