Giỏ hàng

Giỏ hàngThêm vào giỏ hàng thành công!

 Nhật Bản Qua Lăng Kính Người Việt Đầu Thế Kỷ XX

Nhật Bản Qua Lăng Kính Người Việt Đầu Thế Kỷ XX

SKU: 8935270701451

Loại sản phẩm: Nhân Văn

229,000₫
mã giảm giá của shop
T4MA10
T4MA20
FREESHIP100T4
T4ONL15K
mã giảm giá của shop
T4MA10

NHẬP MÃ: T4MA10

Giảm 20% , tối đa là 15k cho đơn hàng từ 150k
Điều kiện
Giảm 20% , tối đa là 15,000 ₫ cho tất cả sản phẩm, đơn tối thiểu 150k
T4MA20

NHẬP MÃ: T4MA20

Giảm 50% , tối đa là 20k cho đơn hàng từ 250k
Điều kiện
Giảm giá 50% , tối đa là 20,000 ₫ cho tất cả sản phẩm, đơn mua tối thiểu 250k
FREESHIP100T4

NHẬP MÃ: FREESHIP100T4

Freeship 100%, tối đa 18k cho đơn từ 200k
Điều kiện
Giảm giá 100% , tối đa là 18,000 ₫ phí vận chuyển cho tất cả sản phẩm, tối thiểu 200k
T4ONL15K

NHẬP MÃ: T4ONL15K

Voucher giảm 15k cho đơn từ 159k
Điều kiện
Voucher giảm 15k cho đơn từ 159k, áp dụng cho tất cả sản phẩm
Ưu đãi được áp dụng tại website nhanvan.vn

NHÂN VĂN GIỚI THIỆU

Mã hàng 8935270701451
Tên nhà cung cấp Alphabooks
Tác giả Nguyễn Mạnh Sơn
NXB Lao Động

Kể từ sau cuộc Minh Trị duy tân thành công, người Việt đã có mối quan tâm đến Nhật Bản nhiều hơn, điều đó cũng được thể hiện qua các bài viết về Nhật Bản được đăng trên báo chí hồi đầu thế kỷ XX. Hầu hết các bài viết dù khảo cứu, dịch thuật… bất kỳ vấn đề gì, thì dung lượng dành cho thời kỳ Minh Trị duy tân vẫn là nhiều nhất, thậm chí có những bài chuyên bàn về vấn đề tài chính hay hiến pháp thời kỳ Duy Tân.


Nhật Bản Qua Lăng Kính Người Việt Đầu Thế Kỷ XX

Kể từ sau cuộc Minh Trị duy tân thành công, người Việt đã có mối quan tâm đến Nhật Bản nhiều hơn, điều đó cũng được thể hiện qua các bài viết về Nhật Bản được đăng trên báo chí hồi đầu thế kỷ XX. Hầu hết các bài viết dù khảo cứu, dịch thuật… bất kỳ vấn đề gì, thì dung lượng dành cho thời kỳ Minh Trị duy tân vẫn là nhiều nhất, thậm chí có những bài chuyên bàn về vấn đề tài chính hay hiến pháp thời kỳ Duy tân. Ngoài những lời ca tụng có cánh dành cho công cuộc duy tân của Nhật Bản thì đi sâu vào từng vấn đề cụ thể các tác giả người Việt cũng có sự phê phán, chê trách một vài vấn đề trong thực tiễn quá trình triển khai Duy Tân của Nhật Bản. Thậm chí còn từ những lỗi lầm, những vấn đề đáng phê phán đó mà kêu gọi và chỉ ra cho độc giả nhằm khuyên răn nên tránh đi vào những vết xe đổ Nhật đã gặp phải.

Qua các tài liệu nghiên cứu, mối quan hệ bang giao Việt Nhật có lịch sử từ rất lâu đời, từ thế kỷ VIII thời nhà Đường đô hộ An Nam, có một vị quan nhà Đường gốc Nhật là Abe no Nakamaro sang An Nam làm Tiết độ sứ An Nam đô hộ phủ. Và bẵng đi một khoảng thời gian rất dài, mãi đến cuối thế kỷ XVI trở về sau, sử liệu Nhật, Việt mới bắt đầu ghi chép mối quan hệ giao thiệp giữa hai nước. Có thể nói sử liệu Việt Nam do bị thất tán nhiều thành ra sự ghi chép về mối quan hệ bang giao giữa hai nước thực sự không có quá nhiều, dẫn tới hiện nay việc nghiên cứu mối quan hệ bang giao này chủ yếu dựa vào những sử liệu của Nhật, có thể kể đến một vài tư liệu Nhật Bản đáng chú ý về chủ đề này như An Nam kỷ lược cảo, Thông hàng nhất lãm… Ngược lại, khi nói đến tư liệu thành văn của người Việt viết về Nhật Bản phải mãi tới thế kỷ XIX với cuốn sách Nhật Bản kiến văn lục viết bằng Hán văn của Trương Đăng Quế. Cuốn sách này hiện đang lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, từng được GS. Kim Vĩnh Kiện khảo cứu và dịch sang tiếng Nhật, sau này được học giả Ngô Thế Long dịch, đăng trên tạp chí Hán Nôm, và GS. Trần Ích Nguyên (Đài Loan) cũng có những nghiên cứu sâu hơn. Sang đến đầu thế kỷ XX, trước tình hình thế giới có sự biến động lớn, đặc biệt công cuộc Minh Trị duy tân của Nhật Bản chấn động địa cầu đã dẫn đến nhu cầu tìm hiểu về Nhật Bản của Việt Nam cũng nhiều hơn, các cuộc Đông du được diễn ra tiêu biểu như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh… và thông qua các nguồn tư liệu sách báo từ Trung Quốc, từ Pháp viết về Nhật Bản, người Việt cũng bắt đầu có những mối quan tâm nhiều hơn và sâu hơn đến Nhật, điều đó được thể hiện qua nguồn tư liệu trên báo chí hồi đầu thế kỷ XX của Việt Nam viết về những vấn đề có liên quan đến Nhật khá nhiều. Với mong muốn hiểu hơn về xu hướng cũng như nội dung các lĩnh vực người Việt quan tâm đến Nhật Bản hồi đầu thế kỷ XX qua tư liệu báo chí, cuốn sách này đã được ra đời.

5
social
social
social