Thêm vào giỏ hàng thành công!
Lãnh Đạo Và Nhân Đạo - Dẫn Đường Và Mở Hướng
SKU: 8934974153962
Loại sản phẩm: Nhóm Sách Kinh Tế - Kinh Doanh
NHẬP MÃ: T12MA15
NHẬP MÃ: T12MA20
NHẬP MÃ: T12MA301
NHẬP MÃ: FREESHIPHCMT12
NHẬP MÃ: T12MA40
Các sản phẩm được tặng kèm
Chọn 1 trong các loại quà tặng
NHÂN VĂN GIỚI THIỆU
Mã hàng | 8934974153962 |
Tên nhà cung cấp | Nhà Xuất Bản Trẻ |
Tác giả | Tôn Thất Nguyễn Thiêm |
NXB | Nhà Xuất Bản Trẻ |
Trọng lượng(gr) | 180 |
Kích thước | 13 x 20 |
Số trang | 220 |
Hình thức | Bìa Mềm |
Lãnh đạo, muốn vững mạnh và trường tồn, nhất thiết phải luôn luôn gắn liền mọi chí hướng của mình với nhân đạo. Nói cách khác, lãnh đạo mà không vì nhân đạo thì mọi lãnh đạo, kiểu gì, cũng đều nhất thời, thậm chí chỉ là thoáng chốc, phù du!
Lãnh Đạo Và Nhân Đạo - Dẫn Đường Và Mở Hướng
Lãnh đạo, muốn vững mạnh và trường tồn, nhất thiết phải luôn luôn gắn liền mọi chí hướng của mình với nhân đạo. Nói cách khác, lãnh đạo mà không vì nhân đạo thì mọi lãnh đạo, kiểu gì, cũng đều nhất thời, thậm chí chỉ là thoáng chốc, phù du!
Thoạt nghe, luận đề trên chẳng có gì mới. Thậm chí là hoàn toàn cổ điển, chí ít là đối với nền văn hóa vốn dĩ tràn trề tính Nhân của dân tộc Việt Nam ta. Trong Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi (1380-1442) đã khẳng định chân lý muôn thuở rạng ngời: “Đem đại nghĩa thắng hung tàn. Lấy chí nhân thay cường bạo.”
Tuy nhiên, chân lý trên chỉ được hiểu chủ yếu là để áp dụng cho việc đoàn kết dân tộc, chống các thế lực ngoại xâm, lúc chiến tranh loạn lạc, lòng người ly tán. Còn, ngày nay, trong thời bình, khi hoạt động của kinh tế thị trường không ngừng toàn cầu hóa, mở ra những cạnh tranh ngày càng gay gắt, thì tôn vinh chí nhân và đại nghĩa càng lúc càng có vẻ không chỉ không phù hợp mà còn phản tác dụng! Nghĩa là tạo ra hiệu ứng ngược: không ít lãnh đạo doanh nghiệp, ở Việt Nam ta, từ công đến tư, thường ngấm ngầm giả định rằng, trong kinh tế và kinh doanh, lấy nhân nghĩa làm tôn chỉ hành động thì có nguy cơ rất cao là không chỉ chết sớm mà còn tiêu mất xác, chí ít là tan thây nát thịt!
Trong bối cảnh ấy, của Việt Nam, viết về chủ đề Lãnh đạo và Nhân đạo không phải là để thể hiện sự khác người, mà chính là nhằm xác minh cho một xu thế mới của thời đại, ngày càng trở nên rõ nét trong quản lý kinh doanh: từ khi tín niệm Ethics Pays / Đạo đức được trả công – hiểu theo nghĩa là những cách đối nhân xử thế có tính nhân bản và nhân văn trong kinh tế, cuối cùng, thường mang đến nhiều mối lợi không thể ngờ cho doanh nghiệp – ngày càng được nhìn nhận, thì vô hình trung, tính gắn kết hữu cơ giữa Nhân đạo và Lãnh đạo trở nên nhất thiết cần phải được làm rõ ràng, sáng tỏ, hơn nữa!