Giỏ hàng

Giỏ hàngThêm vào giỏ hàng thành công!

Kỉ Niệm 70 Năm Chiến Thắng Điện Biên Phủ - Kí Hoạ Trong Chiến Hào

SKU: 8935352609538

Loại sản phẩm: Nhóm Sách Lịch Sử - Địa Lý - Tôn Giáo

161,700₫ 165,000₫
mã giảm giá của shop
TH7MA30
TH7MA20
TH7MA15
FREESHIPT07
FREESHIPHCMTH7
mã giảm giá của shop
TH7MA30

NHẬP MÃ: TH7MA30

Voucher 30k cho đơn hàng từ 399k
Điều kiện
Voucher 30k cho đơn hàng từ 399k
TH7MA20

NHẬP MÃ: TH7MA20

Voucher 20k cho đơn hàng từ 249k
Điều kiện
Voucher 20k cho đơn hàng từ 249k
TH7MA15

NHẬP MÃ: TH7MA15

Voucher 15k cho đơn hàng từ 149k
Điều kiện
Voucher 15k cho đơn hàng từ 149k
FREESHIPT07

NHẬP MÃ: FREESHIPT07

Freeship 18k cho đơn hàng từ 199k
Điều kiện
Freeship 18k cho đơn hàng từ 199k
FREESHIPHCMTH7

NHẬP MÃ: FREESHIPHCMTH7

Giảm 15k phí ship cho đơn hàng từ 99k
Điều kiện
Freeship 15k tại HCM cho đơn hàng từ 99,000 ₫
Chính sách khuyến mãi trên Online không áp dụng cho Hệ thống Cửa Hàng

NHÂN VĂN GIỚI THIỆU

Mã hàng8935352609538
Tên Nhà Cung CấpNhà Xuất Bản Kim Đồng
Tác giảPhạm Thanh Tâm
NXBKim Đồng
Năm XB2024
Ngôn NgữTiếng Việt
Trọng lượng (gr)445
Kích Thước Bao Bì20.5 x 14.5 x 1.2 cm
Số trang216
Hình thứcBìa Cứng
 

 

Kỉ Niệm 70 Năm Chiến Thắng Điện Biên Phủ - Kí Hoạ Trong Chiến Hào - Nhật Kí Chiến Tranh Của Một Người Lính Trẻ Trong Chiến Dịch Điện Biên Phủ - Bìa Cứng

Tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ với vai trò phóng viên chiến trường kiêm họa sĩ kí họa, Phạm Thanh Tâm khi ấy mới ở độ tuổi đôi mươi. Có mặt tại nhiều điểm nóng của mặt trận, với cuốn sổ ghi chép nhỏ, người họa sĩ trẻ đã tường thuật một cách sống động và chân thực chặng đường hành quân cùng 55 ngày đêm “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt” của quân và dân ta. Đó cũng là hành trình trưởng thành của một người thanh niên, dưới làn mưa bom lửa đạn vẫn luôn giữ được khiếu hài hước và lòng trắc ẩn.

“... Những bức kí họa của Phạm Thanh Tâm là tư liệu hiếm hoi còn sót lại từ chiến trường. Những hình ảnh mong manh trên những trang sổ tay khiến ta cảm nhận được tài hoa phác họa cái đẹp của một họa sĩ trẻ trung trong một trận chiến mà nhà báo Bernard B. Fall gọi là ‘một góc địa ngục’.” - Nhà xuất bản Asia Ink

---

Họa sĩ PHẠM THANH TÂM sinh năm 1932 tại Hải Phòng, quê gốc Nam Định. Ông theo học một trong những khóa Mĩ thuật kháng chiến đầu tiên được mở ở chiến khu, với sự dìu dắt của các họa sĩ bậc thầy Mai Văn Nam, Lương Xuân Nhị, Bùi Xuân Phái... Mười bảy tuổi, Phạm Thanh Tâm nhập ngũ và trở thành phóng viên chiến trường kiêm họa sĩ trong cả hai cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc: Kháng chiến chống Pháp và Kháng chiến chống Mĩ. Ông từng tham gia các chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và Khe Sanh (1968). Ông nghỉ hưu với quân hàm Đại tá và qua đời tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2019.

Các tác phẩm của ông hiện là một phần trong bộ sưu tập tranh thời chiến của Bảo tàng Mĩ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam và Bảo tàng Anh Quốc.

Ảnh bìa - tranh của Phạm Thanh Tâm: Người chiến sĩ trên đường ra mặt trận, Điện Biên Phủ, 1954, Bút sáp trên giấy, 32x20 cm, bộ sưu tập của Bảo tàng Mĩ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.

Sherry Buchanan làm xuất bản và biên tập tại Asia Ink. Bà học chính trị và lịch sử tại Đại học Smith, tại Trường Luật và Ngoại giao Fletcher thuộc Đại học Tufts, sau đó trở thành biên tập viên và người phụ trách chuyên mục của Wall Street Journal và International Herald Tribune (nay là ấn bản quốc tế của New York Times). Là một học giả, giám tuyển và tác giả độc lập, bà chuyên viết về lịch sử và nghệ thuật châu Á. Các ấn phẩm mới nhất của bà là: Đường mòn Hồ Chí Minh: Con đường huyết mạch, Những người phụ nữ bảo vệ nó, Di sản; Trần Trung Tín: Tranh và thơ từ Việt Nam và Nhật kí Mê Kông (2): Những bức kí họa, thơ và nhật kí trong Kháng chiến chống Mĩ.

Jessica Harrison-Hall học lịch sử nghệ thuật tại Đại học Edinburgh. Bà phụ trách bộ phận Gốm sứ Trung Hoa và Nghệ thuật Việt Nam tại Bảo tàng Anh. Bà chuyên viết về nghệ thuật châu Á và các ấn phẩm mới nhất của bà là: Gốm nhà Minh - Danh mục gốm sứ cuối nhà Nguyên và nhà Minh tại Bảo tàng Anh và Việt Nam bên kia chiến tuyến: Những hình ảnh từ cuộc chiến.

 

6
social
social
social
social