Thêm vào giỏ hàng thành công!
Khám Phá Thiết Kế Đô Thị Hàn Quốc
SKU: 9786046841395
Loại sản phẩm: Nhóm Sách KHKT - Y Học - Kiến Thức Tổng Hợp
NHẬP MÃ: T10MA15
NHẬP MÃ: T10MA20
NHẬP MÃ: T10MA30
NHẬP MÃ: FREESHIPHCMT10
NHẬP MÃ: T10MA40
Các sản phẩm được tặng kèm
Chọn 1 trong các loại quà tặng
NHÂN VĂN GIỚI THIỆU
Mã hàng | 9786046841395 |
Tên nhà cung cấp | Khác |
Tác giả | Kim Min-soo |
NXB | Văn Hóa - Văn Nghệ |
Năm XB | 2017 |
Trọng lượng(gr) | 1150 |
Kích thước | 24 x 16 |
Số trang | 576 |
Hình thức | Bìa Mềm |
Điều này đồng nghĩa với việc để thiết kế đô thị và thiết kế công đạt được độ tinh tế thì trước hết phải có “ý thức chăm chút” liên tục. Hơn nữa, chúng ta cũng cần xem xét không chỉ là những cái thể hiện ra bên ngoài như kiến trúc hay hình ảnh đô thị mà cả “tổ chức đời sống” tồn tại trong đó.
Khám Phá Thiết Kế Đô Thị Hàn Quốc
Bản sắc đô thị có thể nói chính là kết quả phản chiếu “nét đẹp của sự khác biệt”.
Có thể nói rằng vấn đề của bản sắc đô thị Hàn Quốc nảy sinh từ chính sự thiếu nhận thức về bản thân chứ không phải từ điều gì khác. Điều này một phần cũng do những sai lầm lịch sử lâu dài bắt đầu từ thời Nhật đô hộ khi người Hàn Quốc dần quen nhìn nhận cuộc sống và không gian sống của bản thân bằng cái nhìn của người khác. Ngày nay, tuy đã bị che phủ bởi bụi bặm và tiếng ồn của sự phát triển hiện đại, lịch sử và văn hóa vẫn luôn nằm đấy trong mỗi thành phố. Sáu thành phố trực thuộc trung ương ở Hàn Quốc được hình thành trong bối cảnh và quá trình lịch sử như thế nào? Lịch sử này có quan hệ gì với bản thiết kế chi tiết hay triển vọng tương lai mà mỗi thành phố hiện nay đang vẽ nên? Bản sắc các thành phố này cần phát huy là gì? Con đường nào cho thiết kế đô thị nơi linh hồn trú ngụ? Để trả lời cho những câu hỏi này, tôi sẽ đi sâu vào bối cảnh lịch sử và bản sắc văn hóa của sáu thành phố trực thuộc trung ương theo ba trục quá khứ - hiện tại - tương lai, đồng thời khám phá toàn cảnh mặt sáng và góc khuất của thiết kế cảnh quan đô thị, kiến trúc, thiết kế công và thiết kế biểu tượng từ góc độ thiết kế đô thị ở các thành phố này.
Điều này đồng nghĩa với việc để thiết kế đô thị và thiết kế công đạt được độ tinh tế thì trước hết phải có “ý thức chăm chút” liên tục. Hơn nữa, chúng ta cũng cần xem xét không chỉ là những cái thể hiện ra bên ngoài như kiến trúc hay hình ảnh đô thị mà cả “tổ chức đời sống” tồn tại trong đó.
Một thành phố cũng giống như con người, mang theo một tầm nhìn và triết lý cố hữu của bản thân để hoàn thiện cuộc đời. Thiết kế đô thị chính là tạo nên bản sắc đô thị khi nó kết hợp hài hòa tổng thể các tổ chức đời sống văn hóa – lịch sử trên cơ sở môi trường tự nhiên sẵn có. Một thành phố đáng sống là một thành phố đặt trên nền tảng bản sắc đô thị rõ ràng, đảm bảo mọi thứ như kinh tế - xã hội, môi trường, hạ tầng giao thông, có môi trường trong lành, tạo công ăn việc làm ổn định và mang lại cuộc sống bền vững cho người dân. Theo đó cần có một tư duy và một tấm lòng biết chăm chút lâu dài cho không gian đô thị như chăm chút cho một hệ sinh thái tinh tế của các tổ chức sống giống cơ thể con người chúng ta.
Thiết kế đô thị bài bản không đơn thuần chỉ là tạo ra một hình ảnh thành phố đẹp lung linh, mà phải là một lời cam kết mang lại đời sống cộng đồng thịnh vượng và tràn đầy năng lượng thông qua việc khơi dậy bản sắc của thành phố. Việc hiểu đúng về đô thị Hàn quốc cũng cần thiết không kém gì việc giới thiệu và hiểu biết về đô thị nước ngoài. Những đô thị được đề cập trong ấn phẩm là: BUSAN - INCHEON – DAEGU - DAEJEON - GWANGJU – ULSAN.
Mời bạn đón đọc.