Giỏ hàng

Giỏ hàngThêm vào giỏ hàng thành công!

-35%

 Kể Chuyện Văn Hoá Việt - Người Xưa Đã Mặc Như Thế Nào

Kể Chuyện Văn Hoá Việt - Người Xưa Đã Mặc Như Thế Nào

SKU: 8935280910119

Loại sản phẩm: Sách

71,500₫ 110,000₫
mã giảm giá của shop
T5MA25
T5MA20
T5MA15
FREESHIP100T5
mã giảm giá của shop
T5MA25

NHẬP MÃ: T5MA25

Coupon 100% (Tối đa 25k) cho đơn hàng từ 400k
Điều kiện
Coupon 100% (Tối đa 25k) cho đơn hàng từ 400k
T5MA20

NHẬP MÃ: T5MA20

Coupon 50% (tối đa 20k) cho đơn hàng từ 250k
Điều kiện
Coupon 50% (tối đa 20k) cho đơn hàng từ 250k
T5MA15

NHẬP MÃ: T5MA15

Coupon 40% (tối đa 15k) cho đơn hàng từ 150k
Điều kiện
Coupon 40% (tối đa 15k) cho đơn hàng từ 150k
FREESHIP100T5

NHẬP MÃ: FREESHIP100T5

Giảm 100% , tối đa là 18,000 ₫ phí vận chuyển cho đơn hàng từ 200,000 ₫
Điều kiện
Giảm 100% , tối đa là 18,000 ₫ phí vận chuyển cho đơn hàng từ 200,000 ₫
Chính sách khuyến mãi trên Online không áp dụng cho Hệ thống Cửa Hàng

NHÂN VĂN GIỚI THIỆU

Thông tin sản phẩm

Mã hàng8935280910119
Tên Nhà Cung CấpThái Hà
Tác giảMiên Thảo, Rin Vũ
NXBNXB Lao Động
Năm XB2021
Ngôn NgữTiếng Việt
Trọng lượng (gr)90
Kích Thước Bao Bì20.5 x 14 x 0.5 cm
Số trang96
Hình thứcBìa Mềm

Kể Chuyện Văn Hoá Việt - Người Xưa Đã Mặc Như Thế Nào

Dân tộc Việt Nam có một lịch sử văn hóa hết sức lâu đời, trải qua hàng nghìn năm lao động và sáng tạo, chúng ta đã từng bước xây dựng được một nền văn hóa vô cùng độc đáo, đậm đà bản sắc. Trong thời đại ngày nay, khi các bạn nhỏ thời hiện đại được tiếp xúc với nhiều phương tiện thông tin, kết nối với thế giới, trở thành những công dân toàn cầu. Đồng thời, các em cũng cần được bồi đắp tình yêu với những giá trị văn hóa truyền thống. Bộ sách Kể chuyện văn hóa Việt ra đời để đáp ứng nhu cầu đó.

Cuốn Người xưa đã mặc như thế nào? giải đáp các câu hỏi:

- Người Việt xưa mặc gì?

- Người Việt xưa dệt may như thế nào?

- Áo dài ra đời như thế nào?

Với cuốn sách này, các bạn nhỏ sẽ được tìm hiểu khám phá những điều tuyệt vời về trang phục của dân tộc mình, được nghe kể câu chuyện về nguồn gốc nghề dệt vải, được tìm hiểu về các loại áo, váy, phụ kiện khác nhau, về các phong tục truyền thống như nhuộm răng, vấn tóc của người Việt xưa. Chắc hẳn các bạn sẽ rất ngạc nhiên khi biết chuyện trang phục, ngoại hình chưa bao giờ là chuyện đơn giản, phía sau đó là những câu chuyện và những giá trị văn hóa mà bao đời cha ông ta gìn giữ và phát triển. Mỗi phong tục đều thể hiện rất rõ con người đã ứng phó như thế nào với môi trường tự nhiên xung quanh. Sau đó là con người đã thích nghi ra sao với điều kiện lao động sản xuất.

 Dành cho các bé từ độ tuổi 8+. Sách có minh họa màu xinh xắn với nội dung thú vị và hấp dẫn, giúp các bé tìm hiểu thêm nhiều kiến thức về văn hóa Việt Nam.

Trích đoạn:

1. Thực ra thời nào cũng vậy, đàn ông và phụ nữ đều có những kiểu trang phục riêng. Với người Việt mình khi xưa thì: “Đàn ông đóng khố đuôi lươn Đàn bà yếm trắng hở lườn mới xinh.” Phải mặc như vậy thì mới được cho là ĐẸP ấy.

2. VÁY mặc cùng với YẾM chính là một trong những đặc điểm để hiểu về phụ nữ Việt khi xưa. YẾM là một mảnh vải vuông đặt chéo che kín ngực: Một góc yếm được khoét ra và có dải buộc treo trên cổ, còn hai góc đối nhau được vắt sang hai bên sườn may dải rộng để quấn vòng sau lưng. Các bà và các mẹ khi xưa thường làm duyên làm dáng với những chiếc cổ yếm may theo nhiều kiểu khác nhau, có đủ loại hoa văn thêu thùa trang trí. VÁY, YẾM là đồ mặc hằng ngày ở nhà và không thể thiếu của phụ nữ Việt thời xưa, nhất là vào những ngày nóng bức.

3. Mẹ kể rằng ngày xưa, con gái cứ lớn chừng mười ba, mười bốn tuổi là được các bà và các mẹ dạy cách NHUỘM RĂNG ĐEN rồi. Thuốc nhuộm răng làm bằng nhựa cánh kiến được bày bán ở ngoài chợ trên khắp các tỉnh thành nên rất dễ mua. Ban đầu sẽ phải trải thuốc nhuộm lên một miếng lá cau dài chừng 8cm, rồi trước khi đi ngủ thì đặt ấp lên trên hai hàm răng. Phải mất quá nửa tháng trời để nhuộm thành răng màu đen nhánh. Trong thời gian này, cũng chỉ ăn cơm nuốt chửng với nước mắm để không phải nhai nhiều. Vậy mà, rất nhiều người phải nhuộm đi nhuộm lại mãi mới có được màu răng đen nhánh.

5
social
social
social