Giỏ hàng

Giỏ hàngThêm vào giỏ hàng thành công!

-10%

 Giúp Con Nói “Không” Với Đường

Giúp Con Nói “Không” Với Đường

SKU: 8935210289247

Loại sản phẩm: SÁCH

134,100₫ 149,000₫
mã giảm giá của shop
T4MA10
T4MA20
FREESHIP100T4
T4ONL15K
mã giảm giá của shop
T4MA10

NHẬP MÃ: T4MA10

Giảm 20% , tối đa là 15k cho đơn hàng từ 150k
Điều kiện
Giảm 20% , tối đa là 15,000 ₫ cho tất cả sản phẩm, đơn tối thiểu 150k
T4MA20

NHẬP MÃ: T4MA20

Giảm 50% , tối đa là 20k cho đơn hàng từ 250k
Điều kiện
Giảm giá 50% , tối đa là 20,000 ₫ cho tất cả sản phẩm, đơn mua tối thiểu 250k
FREESHIP100T4

NHẬP MÃ: FREESHIP100T4

Freeship 100%, tối đa 18k cho đơn từ 200k
Điều kiện
Giảm giá 100% , tối đa là 18,000 ₫ phí vận chuyển cho tất cả sản phẩm, tối thiểu 200k
T4ONL15K

NHẬP MÃ: T4ONL15K

Voucher giảm 15k cho đơn từ 159k
Điều kiện
Voucher giảm 15k cho đơn từ 159k, áp dụng cho tất cả sản phẩm
Ưu đãi được áp dụng tại website nhanvan.vn

NHÂN VĂN GIỚI THIỆU

Mã hàng8935210289247
Tên Nhà Cung CấpTân Việt
Tác giảMichael Goran, Emily Ventura
Người DịchHồng Vân
NXBNXB Dân Trí
Năm XB2021
Trọng lượng (gr)350
Kích Thước Bao Bì23 x 15 cm
Số trang336
Hình thứcBìa Mềm

GIÚP CON NÓI “KHÔNG” VỚI ĐƯỜNG

Những mối nguy hiểm tiềm ẩn của Đường gây nguy hại đến sức khỏe của con bạn và Những điều bạn có thể làm

Tác giả: Tiến sĩ Michael I Goran và Tiến sĩ Emily E. Ventura

Phần lớn chúng ta đều biết rằng đường có hại cho cơ thể người nhưng rất ít người nhận ra tác hại kinh khủng mà đường gây ra cho những đứa trẻ của chúng ta, về mặt thể chất, cảm xúc và sức khỏe tâm thần. Tiến sĩ, nhà nghiên cứu hàng đầu về tình trạng béo phì của trẻ em, Michael Goran (Trường Đại học Nam California) đã chỉ ra rằng ngày nay trẻ em không chỉ tiêu dùng nhiều lượng đường hơn mà còn nhiều dạng đường hơn trước. Điều này đặc biệt có hại cho sự phát triển của gan, tim và não bộ. Quan trọng hơn là không có nhiều bậc phụ huynh nhận ra ảnh hưởng xấu này lên những cơ thể non nớt của con cái họ.

Trong cuốn sách Giúp con nói “Không” với đường, các tác giả Goran và Ventura sẽ giúp cha mẹ nhận diện các loại đường trong thực phẩm, đồ ăn sẵn, chế độ ăn cho trẻ, xác định liệu trẻ có mắc các chứng bệnh rối loạn có liên quan đến đường, từ đó gây dựng giải pháp khả thi để bảo vệ con cái khỏi môi trường và thói quen tiêu thụ quá nhiều đường như hiện nay.

Thông qua nhiều nghiên cứu khoa học vững chắc, nhóm của Goran đã tiến hành những phân tích cụ thể về những loại thực phẩm mà trẻ yêu thích như sữa chua, nước ngọt, ngũ cốc, để phát hiện ra chúng thường chứa nhiều đường hơn quảng cáo, thậm chí nhiều loại đường hơn hiểu biết thông thường hay ghi chú trên nhãn thực phẩm. Nhiều đường hơn và có hại cho sức khỏe hơn, tệ nhất là cha mẹ không hay biết.

Tin tức khủng khiếp nhưng vẫn còn đó những hi vọng. Cuốn sách này chắc chắn sẽ mang đến cho các bậc phụ huynh những hướng dẫn cụ thể và những sự thật kinh ngạc về đường, tác động của đường đến với cơ thể và trí óc trẻ, nhưng đồng thời cũng sẽ chỉ ra những tiến bộ có thể thấy rõ rệt như trí nhớ được tăng cường, khả năng học tập và sức đề kháng khi chúng ta cắt giảm đường. Cuốn sách cung cấp cho độc giả những chiến lược để giảm đường, kế hoạch dần dần loại bỏ đường ra khỏi chế độ ăn thông qua Thử thách 7 Ngày và 28 Ngày, kèm theo những gợi ý về bữa ăn và cách để mọi người trong gia đình cùng tham gia vào chiến dịch “chống đường” ngọt ngào này, mang đến một khởi đầu mới cho thế hệ tương lai.

Thông tin về tác giả

Tiến sĩ Michael Goran là một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu dinh dưỡng và tình trạng béo phì ở trẻ, với hơn 30 năm kinh nghiệm nghiên cứu và giảng dạy. Ông là giáo sư chuyên ngành nhi khoa tại trường Đại học Nam California, kiêm Giám đốc sáng lập Trung tâm Nghiên cứu Tình trạng Béo phì ở trẻ của Đại học Nam California.

Tiến sĩ Emily Ventura là chuyên gia dinh dưỡng, y tế cộng đồng và là tác giả viết về các chủ đề: môi trường, thực phẩm, dinh dưỡng, hướng dẫn nấu ăn. Cô hoàn thành luận văn tiến sĩ về sức khỏe hành vi tại Đại học Nam California, sau đó nhận học bổng Fulbright để dạy môn Dinh dưỡng y tế công đồng tại Ý.

5
social
social
social