Thêm vào giỏ hàng thành công!
Combo Muôn Kiếp Nhân Sinh Tập 3 + Không Diệt Không Sinh Đừng Sợ Hãi - Nguyên Phong - Thích Nhất Hạnh
SKU: 2021000001972
Loại sản phẩm: Nhóm Sách Lịch Sử - Địa Lý - Tôn Giáo
NHẬP MÃ: T8MA30
NHẬP MÃ: T8MA20
NHẬP MÃ: T8MA15
NHẬP MÃ: FREESHIPTH8
NHẬP MÃ: T8ONL10K
Các sản phẩm được tặng kèm
Chọn 1 trong các loại quà tặng
NHÂN VĂN GIỚI THIỆU
Nối tiếp câu chuyện và tinh thần của tập 1 và tập 2, “Muôn Kiếp Nhân Sinh - Phần 3” tiếp tục đưa bạn đọc đi qua hành trình thức tỉnh tâm linh của nhân vật chính Thomas. Không chỉ là hồi tiếp theo trong chuyến phiêu lưu của linh hồn, tập mới nhất và cũng là tập cuối cùng của bộ sách sẽ bàn luận sâu hơn về hiện tại và tương lai của nhân loại, đồng thời nhẹ nhàng khép lại câu chuyện tiền kiếp nhiều trăn trở, nhiều bài học của Thomas và giải đáp những câu hỏi còn bỏ ngỏ từ hai tập trước.
Nếu tập 1 và tập 2 tập trung lý giải hai quy luật vũ trụ là Nhân quả và Luân hồi, thì tập 3 bàn về khía cạnh đạo đức của con người, đặc biệt là lòng tham và cực đối lập của nó – thái độ sống cho đi. Qua đó, tác giả cùng nhân vật chính Thomas và bậc thầy giác ngộ Kris đã gửi gắm vào quyển sách những thông điệp mạnh mẽ về tương lai nhân loại.
Nếu con người muốn thay đổi tương lai, trước hết phải bắt đầu bằng thay đổi tâm thức. Thay đổi tâm thức bắt nguồn từ việc hiểu rằng, tự do ý chí của con người là một phép thử, cho phép chúng ta lựa chọn cái tốt hoặc cái xấu. Và việc lựa chọn cái tốt mới là nền tảng cho mọi sự thay đổi trong tương lai. Mấu chốt của cuộc cách mạng chuyển đổi tâm thức là để ánh sáng tâm linh trong mỗi người có cơ hội phát triển. Khi ánh sáng khoa học và tâm linh kết hợp sẽ có thể dẫn đường cho nhân loại đi đến nền tảng trí tuệ cao hơn.
Trong một chiêm nghiệm khác, nhân vật của chúng ta được khai ngộ về các giác quan tinh thần, hay giác quan linh hồn, qua đó trả lời cho câu hỏi lớn của cuộc đời – “Ta là ai?”, đồng thời hiểu được rằng, con người càng chú trọng nhu cầu thân xác bao nhiêu thì nhu cầu tâm linh càng bị hạn chế bấy nhiêu. Do đó, muốn phát triển giác quan linh hồn thì ta phải biết giới hạn hoạt động của giác quan thân xác. Thiền định hay các hình thức tu tập tĩnh tâm khác chính là phương pháp giúp khai mở các giác quan này, từ đó đưa con người đến với trí tuệ thật sự.
Vẫn bằng giọng văn giản dị và chừng mực, tác giả Nguyên Phong một lần nữa đưa độc giả đi qua các kiếp sống khác nhau, từ Hy Lạp, La Mã, đến Pháp thời trung cổ, rồi quay về nước Mỹ hiện đại. Ở đó, ta được trải nghiệm những hoàn cảnh khác nhau, đồng cảm với nỗi đau của nhân vật và chứng kiến sự trưởng thành của trí tuệ, để lần nữa khẳng định được rằng chính ý nghĩ, lời nói và hành động của chúng ta ở kiếp này sẽ dẫn dắt chúng ta đi về đâu ở kiếp sau. Chẳng có thần linh hay thế lực nào quyết định, chúng ta hoàn toàn chịu trách nhiệm về cuộc đời mình.
Những cuộc đối thoại dài chứa đầy kiến thức, chiêm nghiệm cùng các câu hỏi gợi mở đã luôn là đặc tính của bộ sách “Muôn Kiếp Nhân Sinh”, và sự trở lại lần này với tác phẩm mới nhất cũng không đánh mất bản sắc ấy. Với vai trò khép lại câu chuyện, “Muôn Kiếp Nhân Sinh - Phần 3” đã xâu chuỗi lại những mối liên hệ tiền kiếp, vừa làm sáng tỏ cách vận hành của luật Nhân quả và Luân hồi vừa giúp chúng ta thấu hiểu và trân trọng những nhân duyên gặp gỡ của mình trong hiện tại.
Thông qua 10 chương sách đan xen giữa quá khứ và hiện tại, giữa kể chuyện và lý luận, giữa hiện thực và huyền ảo, cuốn sách gợi ra những suy tư về vị thế và vai trò của con người nhỏ bé giữa vũ trụ bao la. Sau cùng, bảo toàn và phát huy tinh thần của hai tập trước, “Muôn Kiếp Nhân Sinh - Phần 3” tiếp tục là một nỗ lực góp phần đưa con người về nẻo thiện, hướng đến một nhân loại hòa bình, bác ái, vị tha, bất kể màu da, quốc tịch và tôn giáo.
Thông tin tác giả Nguyên Phong
Nguyên Phong
Giáo sư John Vũ tên thật là Vũ Văn Du, sinh năm 1950 tại Hà Nội. Ông rời Việt Nam du học ở Hoa Kỳ từ năm 1968 và tốt nghiệp cao học ở hai ngành Sinh vật học và Điện toán. Ngoài công việc chính là một kỹ sư cao cấp tại Boeing trong hơn 20 năm, ông vẫn tiếp tục nghiên cứu trong vai trò nhà khoa học tại Đại học Carnergie Mellon và Đại học Seattle. Ông còn giảng dạy tại một số trường đại học quốc tế tại Trung Hoa, Hàn Quốc, Nhật Bản... về lĩnh vực công nghệ phần mềm.
Song song với vai trò một nhà khoa học, Nguyên Phong còn là dịch giả nổi tiếng của loạt sách về văn hóa và tâm linh phương Đông, chuyển thể từ nhiều tác phẩm của các học giả phương Tây sau quá trình tìm hiểu và khám phá các giá trị tinh thần từ phương Đông. Trong số đó, có thể kể: Hành Trình về phương Đông, Ngọc sáng trong hoa sen, Bên rặng Tuyết sơn, Hoa sen trên tuyết, Huyền thuật và đạo sĩ Tây Tạng, Minh Triết trong đời sống, Đường mây qua xứ tuyết…
Đam mê thiền học, nghiên cứu sâu sắc các vấn đề tâm linh dưới góc nhìn của khoa học, những tác phẩm của ông, phần lớn là phóng tác, giúp người đọc tiếp cận các tác phẩm gốc thuận lợi hơn, lý giải được những vấn đề còn nhiều ẩn số bằng cái nhìn minh triết.
Giới thiệu sách Không Diệt Không Sinh Đừng Sợ Hãi
Nhiều người trong chúng ta tin rằng cuộc đời của ta bắt đầu từ lúc chào đời và kết thúc khi ta chết. Chúng ta tin rằng chúng ta tới từ cái Không, nên khi chết chúng ta cũng không còn lại gì hết. Và chúng ta lo lắng vì sẽ trở thành hư vô.
Bụt có cái hiểu rất khác về cuộc đời. Ngài hiểu rằng sống và chết chỉ là những ý niệm không có thực. Coi đó là sự thực, chính là nguyên do gây cho chúng ta khổ não. Bụt dạy không có sinh, không có diệt, không tới cũng không đi, không giống nhau cũng không khác nhau, không có cái ngã thường hằng cũng không có hư vô. Chúng ta thì coi là Có hết mọi thứ. Khi chúng ta hiểu rằng mình không bị hủy diệt thì chúng ta không còn lo sợ. Đó là sự giải thoát. Chúng ta có thể an hưởng và thưởng thức đời sống một cách mới mẻ.
Không diệt Không sinh Đừng sợ hãi là tựa sách được Thiền sư Thích Nhất Hạnh viết nên dựa trên kinh nghiệm của chính mình. Ở đó, Thầy Nhất Hạnh đã đưa ra một thay thế đáng ngạc nhiên cho hai triết lý trái ngược nhau về vĩnh cửu và hư không: “Tự muôn đời tôi vẫn tự do. Tử sinh chỉ là cửa ngõ ra vào, tử sinh là trò chơi cút bắt. Tôi chưa bao giờ từng sinh cũng chưa bao giờ từng diệt” và “Nỗi khổ lớn nhất của chúng ta là ý niệm về đến-đi, lui-tới.”
Được lặp đi lặp lại nhiều lần, Thầy khuyên chúng ta thực tập nhìn sâu để chúng ta hiểu được và tự mình nếm được sự tự do của con đường chính giữa, không bị kẹt vào cả hai ý niệm của vĩnh cửu và hư không. Là một thi sĩ nên khi giải thích về các sự trái ngược trong đời sống, Thầy đã nhẹ nhàng vén bức màn vô minh ảo tưởng dùm chúng ta, cho phép chúng ta (có lẽ lần đầu tiên trong đời) được biết rằng sự kinh hoàng về cái chết chỉ có nguyên nhân là các ý niệm và hiểu biết sai lầm của chính mình mà thôi.
Tri kiến về sống, chết của Thầy vô cùng vi tế và đẹp đẽ. Cũng như những điều vi tế, đẹp đẽ khác, cách thưởng thức hay nhất là thiền quán trong thinh lặng. Lòng nhân hậu và từ bi phát xuất từ suối nguồn thâm tuệ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một loại thuốc chữa lành những vết thương trong trái tim chúng ta.
"Thấu hiểu nỗi đau của người khác là món quà to lớn nhất mà bạn có thể trao tặng họ. Thấu hiểu là tên gọi khác của yêu thương. Nếu bạn không thể thấu hiểu, thì bạn chẳng thể yêu thương." - Thích Nhất Hạnh
Nhận xét
“Trong các nhà lãnh đạo Phật giáo Có ảnh hưởng lớn ở Tây phương, Thiền sư Thích Nhất Hạnh được xếp vào vị trí thứ hai, chỉ sau Đức Đạt Lai Lạt Ma.” - New York Times
“Thầy Nhất Hạnh đã chỉ ra cho chúng ta mối liên hệ mật thiết giữa bình an trong tự thân với bình an trên Trái đất.” - Đức Đạt Lai Lạt Ma
“Thích Nhất Hạnh là một con người thánh thiện, vì lòng khiêm cung và đức tin lớn. Ngài là một học giả thông tuệ. Những phát kiến cho hòa bình của Ngài, nếu được áp dụng, sẽ dựng nên một tượng đài của tinh thần đại đồng, tình huynh đệ và nhân bản.” - Mục sư Martin Luther King, Jr. (Trích thư đề cử thầy Nhất Hạnh cho giải Nobel Hòa bình năm 1967)
Thông tin tác giả Thích Nhất Hạnh
Thích Nhất Hạnh
Sinh năm 1926 tại Thừa Thiên - Huế với tên khai sinh là Nguyễn Xuân Bảo, là một thiền sư, giảng viên, nhà văn với bút danh Nguyễn Lang, nhà thơ, nhà khảo cứu, nhà hoạt động xã hội, và người vận động cho hòa bình người Việt Nam. Ông sinh ra ở Thừa Thiên Huế, miền Trung Việt Nam, xuất gia theo Thiền tông vào năm 16 tuổi, trở thành một nhà sư vào năm 1949. Sau khi Hiệp định Paris được ký kết vào năm 1973, ông đã sống tại Pháp hơn 40 năm. Ông đã về nước và hiện sống tại Huế kể từ năm 2018.
Thích Nhất Hạnh được một số tờ báo đánh giá là nhà lãnh đạo Phật giáo có ảnh hưởng lớn thứ hai ở phương Tây chỉ sau Đạt-lại Lạt-ma. Ông là người đưa ra khái niệm "Phật giáo dấn thân" (engaged Buddhism) trong cuốn sách Việt Nam: Hoa sen trong Biển lửa (Vietnam: Lotus in a Sea of Fire) của ông xuất bản năm 1967. Thích Nhất Hạnh đã viết hơn 100 cuốn sách, trong số đó hơn 70 cuốn bằng tiếng Anh. Ông là người vận động cho phong trào hòa bình, với các giải pháp không bạo lực cho các mâu thuẫn.