Giỏ hàng

Giỏ hàngThêm vào giỏ hàng thành công!

-10%

 Văn Khấn Nôm Truyền Thống Của Người Việt

Văn Khấn Nôm Truyền Thống Của Người Việt

SKU: 8935088550197

Loại sản phẩm: SÁCH

32,400₫ 36,000₫
mã giảm giá của shop
T4MA10
T4MA20
FREESHIP100T4
T4ONL15K
mã giảm giá của shop
T4MA10

NHẬP MÃ: T4MA10

Giảm 20% , tối đa là 15k cho đơn hàng từ 150k
Điều kiện
Giảm 20% , tối đa là 15,000 ₫ cho tất cả sản phẩm, đơn tối thiểu 150k
T4MA20

NHẬP MÃ: T4MA20

Giảm 50% , tối đa là 20k cho đơn hàng từ 250k
Điều kiện
Giảm giá 50% , tối đa là 20,000 ₫ cho tất cả sản phẩm, đơn mua tối thiểu 250k
FREESHIP100T4

NHẬP MÃ: FREESHIP100T4

Freeship 100%, tối đa 18k cho đơn từ 200k
Điều kiện
Giảm giá 100% , tối đa là 18,000 ₫ phí vận chuyển cho tất cả sản phẩm, tối thiểu 200k
T4ONL15K

NHẬP MÃ: T4ONL15K

Voucher giảm 15k cho đơn từ 159k
Điều kiện
Voucher giảm 15k cho đơn từ 159k, áp dụng cho tất cả sản phẩm
Ưu đãi được áp dụng tại website nhanvan.vn

NHÂN VĂN GIỚI THIỆU

Mã hàng 8935088550197
Tên nhà cung cấp Minh Lâm
Tác giả Trương Thìn
NXB Văn Hóa Dân Tộc
Năm XB 2016
Trọng lượng(gr) 140
Kích thước 16 x 24
Số trang 87
Hình thức Bìa Mềm

Trong trường họp người khấn cầu sợ rằng mình không thuộc mà bỏ sót những nội dung khấn, hoặc lúng túng trong giờ phút linh thiêng, người ta sẽ viết văn khấn vào một tờ giấy trang trọng, đặt trên chiếc đĩa để trên mâm lễ vật, rồi thắp hương nhang và vái. Khi tàn hương nhang, tờ văn khấn được hóa cùng với vàng, tiền (nếu có) cũng rất thuận tiện cho người khấn cầu.


Văn Khấn Nôm Truyền Thống Của Người Việt

Từ lâu đời, người Việt (Kinh), một phường 54 tộc người trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, có tập quán thờ Thiên Thần (Thần Mây, Thần Mưa, Thần sấm, Thần Chớp), Tứ Pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện); thờ trời, đất, núi, sồng; đặc biệt là thờ những bậc anh hùng dựng nước và cứu nước, Tổ sư của các nghề, Tổ khai khẩn mở mang điền địa, làng xã và thờ cúng cha mẹ, ông bà (gọi là tổ tiên), rồi gia thần - những vị thần cai quản vùng đất ở gia đình (gọi là Thổ công).

Xã hội phát triển, mặc dù có sự pha trộn tôn giáo, nghi lễ và tín ngưỡng khác nhau, nhưng người việt vẫn lấy sự thờ cúng tổ tiên làm trọng. Mở rộng ra cộng đồng làng xã, dân tộc, đó là tín ngưỡng Thành hoàng, tín ngưỡng Tứ bất tử, tín ngưỡng thờ Mau, tín ngưỡng về cội nguồn Hùng Vương.

Bên cạnh đó, các nghi lễ vòng đời như: ngày sinh, ngày đầy cữ, ngày đầy tháng, đầy năm; rồi lễ cưới, lễ mừng thọ, lễ tang; cho tới các lễ tiết trong năm như: Tết Nguyên đán, Tết mồng Ba tháng Ba, mồng Năm tháng Năm, Rằm tháng Bảy, Rằm tháng Tám... cũng rất được coi trọng.

Khi thực hiện các nghi lễ kể trên, con người đều muốn bày tỏ lòng thành thông qua các lời khấn. Khấn là hành động biểu hiện sự bày tỏ tâm thành cầu xin của con người trước các lực lượng siêu nhiên, trước các đấng vô hình, trước sự linh thiêng của các hương hồn người đã khuất, trước các oai lực của Thánh, Thần, Phật, BỒ Tát...Lễ vật khi khấn cầu, không nhất thiết phải bày biện mâm cao cỗ đầy, có khi chỉ cần một nén hương thơm, một chén nước lã rồi khấn nhỏ nhẹ như chỉ vừa đủ cho người khấn và đấng vô hình linh thiêng hay biết là được.

Trong trường họp người khấn cầu sợ rằng mình không thuộc mà bỏ sót những nội dung khấn, hoặc lúng túng trong giờ phút linh thiêng, người ta sẽ viết văn khấn vào một tờ giấy trang trọng, đặt trên chiếc đĩa để trên mâm lễ vật, rồi thắp hương nhang và vái. Khi tàn hương nhang, tờ văn khấn được hóa cùng với vàng, tiền (nếu có) cũng rất thuận tiện cho người khấn cầu.

Nhìn lại lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta: Thục An Dương Vương khi xây dựng Loa Thành đã dựa vào yếu tố thần linh để củng cố đế nghiệp. Đó là việc Thần Kim Quy âm phù cho việc xây thành, lại ban cho lẫy thần làm vật thiêng giữ nước. Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 xứ quân ở thế kỷ X cũng dựa vào yếu tố thuận ý ười, nhờ rồng vàng cõng qua sông Hoàng Long khi nguy cấp mà sau lập nên quốc gia Đại cồ Việt. Sách địa chí còn ghi việc vua Trần phong cho nữ thần ở đền Còn là “Đại Càn quốc gia Nam Hải Thảnh Mau thượng đẳng thần Sau này, ngọc phả và sử cũ còn ghi việc Lê Lợi tổ chức kháng chiến chống giặc Minh (1418 - 1428) đã cho tướng về đền Còn làm lễ, cầu mong âm phù của vị Thánh Nương ờ đền Còn.Thời Nguyễn mỗi khi có biến cố, hạn hán mất mùa, triều đình đều lo sửa lễ cầu trời tại đàn Nam Giao và các linh từ trong nước...

5
social
social
social