Giỏ hàng

Giỏ hàngThêm vào giỏ hàng thành công!

-10%

 Gió Lạnh Đầu Mùa - Thạch Lam

Gió Lạnh Đầu Mùa - Thạch Lam

SKU: 9786049924682

Loại sản phẩm: Sách

35,100₫ 39,000₫
mã giảm giá của shop
T4MA10
T4MA20
FREESHIP100T4
T4ONL15K
mã giảm giá của shop
T4MA10

NHẬP MÃ: T4MA10

Giảm 20% , tối đa là 15k cho đơn hàng từ 150k
Điều kiện
Giảm 20% , tối đa là 15,000 ₫ cho tất cả sản phẩm, đơn tối thiểu 150k
T4MA20

NHẬP MÃ: T4MA20

Giảm 50% , tối đa là 20k cho đơn hàng từ 250k
Điều kiện
Giảm giá 50% , tối đa là 20,000 ₫ cho tất cả sản phẩm, đơn mua tối thiểu 250k
FREESHIP100T4

NHẬP MÃ: FREESHIP100T4

Freeship 100%, tối đa 18k cho đơn từ 200k
Điều kiện
Giảm giá 100% , tối đa là 18,000 ₫ phí vận chuyển cho tất cả sản phẩm, tối thiểu 200k
T4ONL15K

NHẬP MÃ: T4ONL15K

Voucher giảm 15k cho đơn từ 159k
Điều kiện
Voucher giảm 15k cho đơn từ 159k, áp dụng cho tất cả sản phẩm
Ưu đãi được áp dụng tại website nhanvan.vn

NHÂN VĂN GIỚI THIỆU

Mã hàng9786049924682
Tên Nhà Cung CấpCty Văn Hóa & Truyền Thông Trí Việt.
Tác giảThạch Lam
NXBNXB Văn Học
Năm XB2020
Trọng lượng (gr)180
Kích Thước Bao Bì20.5 x 13 cm
Số trang160
Hình thứcBìa Mềm

Trong Gió lạnh đầu mùa, tình người ấm áp như chiếc áo mùa đông đã nảy nở trong lòng hai đưa trẻ: Hai chị em Lan, Sơn mặc áo ấm ra chợ chơi với bọn trẻ nhà nghèo thấy Hiên con bé hàng xóm co ro bên cột quán mặc manh áo rách tả tơi bèn chạy về nhà lấy áo bông cũ đem cho nó mặc. Mẹ Lan thấy nhà Hiên nghèo khổ bèn cho mẹ nó mượn năm hào may áo...

Tác Giả: Thạch Lam

Thạch Lam (1910 -1942) là một nhà văn Việt Nam nổi tiếng thuộc nhóm Tự Lực văn đoàn. Ông cũng là em ruột của 2 nhà văn khác nổi tiếng trong nhóm Tự Lực văn đoàn là Nhất Linh và Hoàng Đạo. Ngoài bút danh Thạch Lam, ông còn có các bút danh là Việt Sinh, Thiện Sỹ.

Thạch Lam sinh ngày 7 tháng 7 năm 1910 tại Hà Nội trong một gia đình công chức gốc quan lại, thuở nhỏ Thạch Lam chủ yếu sống ở quê ngoại: phố huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.

Cha là Nguyễn Tường Nhu (1881-1918), thông thạo chữ Hán và chữ Pháp, làm Thông phán Tòa sứ nên thường được gọi là Thông Nhu hay Phán Nhu. Mẹ 

là bà Lê Thị Sâm, con gái cả ông Lê Quang Thuật (tục gọi Quản Thuật), người gốc Huế đã ba đời ra Bắc, làm quan võ ở Cẩm Giàng cùng thời với Huyện Giám (ông nội Thạch Lam).

Thạch Lam là người con thứ 6 trong gia đình 7 người con (6 trai, 1 gái): Tường Thụy, Tường Cẩm, Tường Tam, Tường Long, Thị Thế, Tường Vinh và Tường Bách. Trừ người anh cả Nguyễn Tường Thụy làm công chức, những người còn lại đều đã ít nhiều tham gia vào sự nghiệp văn chương, nổi bật trong số đó là Tường Tam (Nhất Linh), Tường Long (Hoàng Đạo) và Tường Vinh (Thạch Lam).

Nguyên tên ban đầu của ông do cha mẹ đặt là Nguyễn Tường Sáu, vì ông là con thứ sáu trong nhà. Khi bắt đầu đi học ở trường huyện Cẩm Giàng (Hải Dương), bố mẹ ông làm lại khai sinh cho con là Nguyễn Tường Vinh. Đến năm Thạch Lam 15 tuổi, thấy mình học chậm, cần tăng thêm tuổi để học "nhảy" 4 năm, ông làm lại khai sinh lần nữa, thành Nguyễn Tường Lân.

Khi đã đỗ Tú tài phần thứ nhất, Thạch Lam thôi học để làm báo với hai anh. Buổi đầu, ông gia nhập Tự Lực văn đoàn do anh là Nguyễn Tường Tam sáng lập, rồi được phân công lo việc biên tập tuần báo Phong hóa và tờ Ngày nay của bút nhóm này. Đến tháng 2 năm 1935, thì ông được giao làm Chủ bút tờ Ngày nay.

Khác với tất cả các anh trai đều lấy vợ qua mai mối, được bố mẹ chấp thuận mới coi mặt nhau, rồi cưới, Thạch Lam lấy vợ hoàn toàn do sự lựa chọn của cá nhân ông. Khoảng năm 1935, Thạch Lam lấy vợ là bà Nguyễn Thị Sáu, người Ninh Bình, đã từng có một đời chồng. Ông được người chị (Nguyễn Thị Thế) nhường lại căn nhà nhỏ tại đầu làng Yên Phụ, ven Hồ Tây (Hà Nội) cho vợ chồng ông ở.

Cũng theo hồi ức của bà Nguyễn Thị Thế thì bản tính Thạch Lam "ưa tĩnh mịch nên khi có con, vú em được lệnh cấm không được ru và cũng cấm không được để nó khóc. Ngoài cổng, có khi chú còn cho treo một cái biển đề: "Ai hỏi gì xin lên tòa soạn". Và bà Thế kết luận, những tháng ngày cuối đời, Thạch Lam "khó tính đến nỗi hầu như chỉ có thím là chiều chuộng được chú, còn tôi và mẹ tôi cũng đành chịu".

Tuy chỉ là một mái tranh vách đất, thế nhưng "nhà cây liễu" là nơi thường lui tới của các văn nghệ sĩ. Ngoài các thành viên trong Tự Lực văn đoàn, còn có: Thế Lữ, Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, Nguyễn Xuân Sanh, Nguyễn Tuân, Huyền Kiêu, Nguyễn Xuân Khoát...

5
social
social
social