Giỏ hàng

Giỏ hàngThêm vào giỏ hàng thành công!

 Tinh Hoa Văn Chương Việt - Nửa Chừng Xuân

Tinh Hoa Văn Chương Việt - Nửa Chừng Xuân

SKU: 9786049579615

Loại sản phẩm: Sách

67,500₫ 75,000₫
mã giảm giá của shop
NHAN7K77K
FREESHIPTHANG3
T3MA13
T3MA33
mã giảm giá của shop
NHAN7K77K

NHẬP MÃ: NHAN7K77K

Nhập mã NHAN7K77K cho đơn hàng từ 77K (không áp dụng casio và sgk, comic)
Điều kiện
Đơn hàng từ 77k mới áp dụng giảm 7k
FREESHIPTHANG3

NHẬP MÃ: FREESHIPTHANG3

Nhập mã FREESHIPTHANG3 cho đơn hàng từ 150K (áp dụng TpHCM)
Điều kiện
- Giá trị đơn hàng từ 150k được giảm trực tiếp phí vận chuyển.
T3MA13

NHẬP MÃ: T3MA13

Nhập mã: T3MA13 giảm 13% cho đơn hàng từ 230k
Điều kiện
Coupon 13% (tối đa 23,000đ) cho đơn hàng từ 230,000đ. Số lượng: 50 mã
T3MA33

NHẬP MÃ: T3MA33

Nhập mã: T3MA33 giảm 33% cho đơn hàng từ 133k.
Điều kiện
Coupon 33% (tối đa 13,000đ) cho đơn hàng từ 133,000đ. Số lượng: 50 mã.
Freeship 100% đơn từ 150k khu vực TPHCM. Nhập mã FREESHIPTHANG3

NHÂN VĂN GIỚI THIỆU

Mã hàng 9786049579615
Tên nhà cung cấp Nhà Xuất Bản Văn Học
Tác giả Khải Hùng
NXB Văn Học
Năm XB 2018
Trọng lượng(gr) 300
Kích thước 15 x 21
Số trang 262
Hình thức Bìa Mềm

Tiểu thuyết “Nửa chừng xuân” của Khái Hưng đăng lần đầu tiên trên báo Phong hoá của Tự lực văn đoàn vào năm 1933 và in thành sách năm 1934. Đây là tiểu thuyết có tiếng vang lớn, được dư luận đương thời hoan nghênh đón nhận. Ý nghĩa mới mẻ của “Nửa chừng xuân” là ở chỗ cuốn tiểu thuyết mang tính luận đề rõ rệt, tuyên chiến mạnh mẽ với lễ giáo phong kiến chà đạp lên tình yêu và hạnh phúc cá nhân. Tác phẩm phản ánh xung đột tư duy cũ - mới đã trở nên gay gắt, lan rộng trong đời sống thành thị khi đó.


Tinh Hoa Văn Chương Việt - Nửa Chừng Xuân

Tiểu thuyết “Nửa chừng xuân” của Khái Hưng đăng lần đầu tiên trên báo Phong hoá của Tự lực văn đoàn vào năm 1933 và in thành sách năm 1934. Đây là tiểu thuyết có tiếng vang lớn, được dư luận đương thời hoan nghênh đón nhận. Ý nghĩa mới mẻ của “Nửa chừng xuân” là ở chỗ cuốn tiểu thuyết mang tính luận đề rõ rệt, tuyên chiến mạnh mẽ với lễ giáo phong kiến chà đạp lên tình yêu và hạnh phúc cá nhân. Tác phẩm phản ánh xung đột tư duy cũ - mới đã trở nên gay gắt, lan rộng trong đời sống thành thị khi đó.

Sức hấp dẫn của tác phẩm có lẽ tập trung ở hình tượng nhân vật Mai. Đó là một cô gái "có ý thức về hạnh phúc cá nhân", đấu tranh trực diện với lễ giáo phong kiến song vẫn mang đầy vẻ đẹp của đạo đức truyền thống.

Mai một cô gái xinh đẹp, con một nhà nho (cụ Tú Lãm) khảng khái, khoáng đạt. Cha chết đi thì của cải cũng khánh kiệt. Mai phải lo tiền ăn học cho em trai là Huy đang học năm thứ 3 trường Trung học Bảo hộ. Trên một chuyến xe lửa, nàng tình cờ gặp Lộc là con một vị quan, bạn cũ của cha nàng. Lộc say mê cái đẹp dịu dàng của Mai nên tìm cách giúp đỡ nàng. Hai người yêu nhau. Lộc rủ Mai lên Hà Nội thuê nhà chung sống với Huy. Nhưng bà Án, mẹ Lộc, không cho phép chàng chính thức hóa cuộc hôn nhân vụng trộm. Bà tìm cách lợi dụng tính đa nghi của con trai để đuổi Mai đi trong khi nàng đã có thai... Hai chị em ra đi thì gặp được một người đàn bà bình dân (bà Cán) tận tình giúp đỡ. Nàng vui lòng chịu khổ làm nghề bán hàng quà để có tiền nuôi em và nuôi con. Tuy giận Lộc, nàng vẫn một lòng thủ tiết. Trong khi Huy bịnh, nàng còn được một gái giang hồ (Diên) tỏ lòng thương yêu. Nàng khước từ lời xin lập gia đình của một bác sĩ (Minh) đã hết lòng chữa cho em khỏi bệnh, và của họa sĩ Bạch Hải đã thuê nàng làm mẫu trong một thời gian.Sau khi đỗ bằng Cao đẳng tiểu học. Huy được bổ làm giáo học tại Phú Thọ, Mai cùng em, con trai (Ái) và người lão bộc trung thành (ông Hạnh) sống một cuộc đời bình thản. Nàng cố quên người cũ. Về phần Lộc, chàng mắc mưu li gián của mẹ, vui lòng lấy con một vị tuần phủ rồi đi làm tri huyện. Nhưng vợ chàng đẻ được hai đứa con gái đều chết cả. Bà Án lo lắng đi lễ chùa, bói quẻ thẻ bà xin được nối đường tử tức của con bà. Bà hỏi chuyện Lộc về Mai. Sau khi dò hỏi, Lộc mới được biết nàng vẫn một lòng giữ “tiết sạch giá trong” và hiện đương sống với em. Bà Án tới Phú Thọ định bắt cháu về nhưng không được. Lộc viết thơ xin lỗi Mai. Hai người gặp nhau, Mai vẫn còn yêu Lộc nhưng nhất định khước từ cuộc tái hợp. Nàng bày tỏ cho chàng một quan niệm nhân sinh lí tưởng: hi sinh ái tình và hạnh phúc riêng cho kẻ khác, cho xã hội. Lộc vui vẻ hứa sẽ cách mạng đời sống theo quan niệm cao đẹp của nàng”.

“Nửa chừng xuân” đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ của thể loại tiểu thuyết quốc ngữ theo hướng hiện đại hoá lúc bấy giờ.

5
social
social
social