Giỏ hàng

Giỏ hàngThêm vào giỏ hàng thành công!

-10%

 Kẻ Sĩ Thời Loạn

Kẻ Sĩ Thời Loạn

SKU: 9786045659120

Loại sản phẩm: SÁCH

93,600₫ 104,000₫
mã giảm giá của shop
T4MA10
T4MA20
FREESHIP100T4
T4ONL15K
mã giảm giá của shop
T4MA10

NHẬP MÃ: T4MA10

Giảm 20% , tối đa là 15k cho đơn hàng từ 150k
Điều kiện
Giảm 20% , tối đa là 15,000 ₫ cho tất cả sản phẩm, đơn tối thiểu 150k
T4MA20

NHẬP MÃ: T4MA20

Giảm 50% , tối đa là 20k cho đơn hàng từ 250k
Điều kiện
Giảm giá 50% , tối đa là 20,000 ₫ cho tất cả sản phẩm, đơn mua tối thiểu 250k
FREESHIP100T4

NHẬP MÃ: FREESHIP100T4

Freeship 100%, tối đa 18k cho đơn từ 200k
Điều kiện
Giảm giá 100% , tối đa là 18,000 ₫ phí vận chuyển cho tất cả sản phẩm, tối thiểu 200k
T4ONL15K

NHẬP MÃ: T4ONL15K

Voucher giảm 15k cho đơn từ 159k
Điều kiện
Voucher giảm 15k cho đơn từ 159k, áp dụng cho tất cả sản phẩm
Ưu đãi được áp dụng tại website nhanvan.vn

NHÂN VĂN GIỚI THIỆU

Mã hàng 9786045659120
Tên nhà cung cấp Phụ Nữ
Tác giả Vũ Ngọc Tiến
NXB Nhà Xuất Bản Phụ Nữ
Năm XB 2019
Trọng lượng(gr) 320
Kích thước 16 x 24
Số trang 319
Hình thức Bìa Mềm

“Khái niệm “tiểu thuyết lịch sử” – tức tiểu thuyết về một “quá khứ xa”, như trong quan niệm mang tính phổ biến – là không đủ để ôm trọn Kẻ sĩ thời loạn của Vũ Ngọc Tiến. Tác phẩm bộn bề hơn thế. Vì ở tiểu thuyết này, ngoài truyện kể về thời Lê mạt với nhân vật trung tâm là Nguyễn Hữu Chỉnh, còn có truyện kể về thời hiện tại với cặp nhân vật chính là nhà di truyền học Duy Thiện và bà Hoàng Lan, hồng nhan tri kỷ của ông. Hai mạch truyện kể gắn với nhau theo cấu trúc truyện lồng trong truyện: Duy Thiện của thời hiện tại là người viết cuốn sách kể lại lịch sử cuộc đời của cụ tổ mình, tức Bằng quận công Nguyễn Hữu Chỉnh… Trong Kẻ sĩ thời loạn, cái được chuyển tải chính là bức tranh toàn cảnh về chính trị xã hội thời Lê mạt, một thời đại đầy biến động trong tiến trình lịch sử Việt Nam, một thời đại được đặc trưng bằng sự phân liệt và tranh chấp mạnh mẽ về quyền lực giữa các thế lực quân sự: Lê – Mạc, rồi Trịnh – Nguyễn, rồi cái thế chân vạc Trịnh – Nguyễn – Tây Sơn. Một thời loạn.



Kẻ Sĩ Thời Loạn

“Khái niệm “tiểu thuyết lịch sử” – tức tiểu thuyết về một “quá khứ xa”, như trong quan niệm mang tính phổ biến – là không đủ để ôm trọn Kẻ sĩ thời loạn của Vũ Ngọc Tiến. Tác phẩm bộn bề hơn thế. Vì ở tiểu thuyết này, ngoài truyện kể về thời Lê mạt với nhân vật trung tâm là Nguyễn Hữu Chỉnh, còn có truyện kể về thời hiện tại với cặp nhân vật chính là nhà di truyền học Duy Thiện và bà Hoàng Lan, hồng nhan tri kỷ của ông. Hai mạch truyện kể gắn với nhau theo cấu trúc truyện lồng trong truyện: Duy Thiện của thời hiện tại là người viết cuốn sách kể lại lịch sử cuộc đời của cụ tổ mình, tức Bằng quận công Nguyễn Hữu Chỉnh… Trong Kẻ sĩ thời loạn, cái được chuyển tải chính là bức tranh toàn cảnh về chính trị xã hội thời Lê mạt, một thời đại đầy biến động trong tiến trình lịch sử Việt Nam, một thời đại được đặc trưng bằng sự phân liệt và tranh chấp mạnh mẽ về quyền lực giữa các thế lực quân sự: Lê – Mạc, rồi Trịnh – Nguyễn, rồi cái thế chân vạc Trịnh – Nguyễn – Tây Sơn. Một thời loạn.

Trong Kẻ sĩ thời loạn, nói đúng hơn, trong cuốn sách mà nhà di truyền học Duy Thiện viết để kể lại cuộc đời của cụ tổ mình, Nguyễn Hữu Chỉnh không hề là kẻ gian hùng, người phản phúc, lật lọng. Ông bỏ Trịnh theo Tây Sơn, đưa quân Tây Sơn ra đánh Bắc Hà, rồi lại bỏ Tây Sơn để diệt Trịnh phò Lê, nghênh ngang một cõi cho đến lúc bị Tây Sơn tận diệt, tất cả những quyết định ấy với Nguyễn Hữu Chỉnh đều là quyết định ở thế chân tường, là ngộ biến thì phải tòng quyền, không còn cách nào khác. Tác giả đã hơn một lần cắt nghĩa về ý chí quyền lực và niềm khao khát tạo lập thân danh với đời của Nguyễn Hữu Chỉnh: ông nhập thế, thoạt tiên chỉ mong tìm được minh chủ để cống hiến toàn bộ tài năng và những phẩm chất cá nhân hơn người của mình. Nhưng không có minh chủ, hoặc có nhưng không xứng đáng, hoặc xứng đáng nhưng ông lại không được tin dùng. Những sự cắc cớ ấy cứ lần lượt diễn ra, để rồi Nguyễn Hữu Chỉnh phải đi đến quyết định chung cục: ông sẽ tự mình làm minh chủ cho chính mình, không phụ thuộc bất cứ kẻ nào, tự mình trở thành một quyền lực dưới gầm trời này, tự mình thống nhất sơn hà, làm nên nghiệp lớn. Không phải để thỏa mãn cái nhu cầu được chi phối vận mệnh của muôn người trong thiên hạ, mà là để phụng vụ hết mình cho sự nghiệp “vì dân”. “Vì dân”, có thể nói, chính là tư tưởng xuyên suốt, là cái đích quan trọng nhất đời của Nguyễn Hữu Chỉnh, và cũng là hạt nhân trong sự tạo thành nhân cách “kẻ sĩ” nơi ông. Nói cách khác, đặt tư tưởng “vì dân” vào Nguyễn Hữu Chỉnh, nhà văn Vũ Ngọc Tiến không những đã thực hiện một diễn giải khác về nhân vật lịch sử đầy phức tạp và rất khó đoán định này, hơn thế, ông còn tái kiến tạo một Nguyễn Hữu Chỉnh như hình mẫu cho “kẻ sĩ thời loạn” theo quan niệm của riêng mình: đó là người trí thức (Nho giáo) lập thân giữa cảnh đời biến loạn đảo điên, kẻ đã biết buông bỏ sách vở thánh hiền và những trầm tư đạo lý để trở thành con người hành động trong thực tế, hành động liên tục, quyết liệt, với một sự kiên trì hiếm thấy, một lòng dũng cảm vô bờ, một niềm đam mê cháy bỏng, hành động như một hy sinh đến cùng để đất nước được thái bình, muôn dân được yên ấm.

… Có thể nói, tìm câu trả lời cho hiện tại ở quá khứ đã thực sự là một hướng đi khả thi. Khi ấy, lịch sử được trưng dụng bằng nhiều cách: thêm vào, làm cho rõ hơn, phản biện, tái diễn giải, thậm chí tái kiến tạo. Bằng quận công Nguyễn Hữu Chỉnh trong tác phẩm Kẻ sĩ thời loạn của Vũ Ngọc Tiến, theo tôi, thuộc về kiểu nhân vật lịch sử được tái kiến tạo. Người đọc có thể sẽ phải tranh luận khá nhiều về tư tưởng “vì dân” của nhân vật này, nhưng không thể phủ nhận đấy chính là một đòi hỏi đau đớn của thời hiện tại, của một xã hội dân sự mà quyền công dân của nhiều bộ phận cư dân còn chưa được tôn trọng đúng mức.

Nói lịch sử cũng chính là nói hiện tại, là vì thế.”

5
social
social
social