Giỏ hàng

Giỏ hàngThêm vào giỏ hàng thành công!

-10%

 Hải trình chí lược (bìa mềm)

Hải trình chí lược (bìa mềm)

SKU: 8935075951297

Loại sản phẩm: SÁCH

134,100₫ 149,000₫
mã giảm giá của shop
T4MA10
T4MA20
FREESHIP100T4
T4ONL15K
mã giảm giá của shop
T4MA10

NHẬP MÃ: T4MA10

Giảm 20% , tối đa là 15k cho đơn hàng từ 150k
Điều kiện
Giảm 20% , tối đa là 15,000 ₫ cho tất cả sản phẩm, đơn tối thiểu 150k
T4MA20

NHẬP MÃ: T4MA20

Giảm 50% , tối đa là 20k cho đơn hàng từ 250k
Điều kiện
Giảm giá 50% , tối đa là 20,000 ₫ cho tất cả sản phẩm, đơn mua tối thiểu 250k
FREESHIP100T4

NHẬP MÃ: FREESHIP100T4

Freeship 100%, tối đa 18k cho đơn từ 200k
Điều kiện
Giảm giá 100% , tối đa là 18,000 ₫ phí vận chuyển cho tất cả sản phẩm, tối thiểu 200k
T4ONL15K

NHẬP MÃ: T4ONL15K

Voucher giảm 15k cho đơn từ 159k
Điều kiện
Voucher giảm 15k cho đơn từ 159k, áp dụng cho tất cả sản phẩm
Ưu đãi được áp dụng tại website nhanvan.vn

NHÂN VĂN GIỚI THIỆU

Mã hàng8935075951297
Công ty phát hànhVina Book JSC
Tác giảPhan Huy Chú
DịchPhan Huy Lê, Claudine Salmon & Tạ Trọng Hiệp
Nhà Xuất BảnNXB Hà Nội
Năm Xuất Bản2021
Trọng lượng (gr)530
Kích Thước16x24 cm
Số trang254
Hình thứcBìa Mềm

Cuốn sách này được biên soạn từ năm 1992 đến năm 1994, và được xuất bản lần đầu tiên tại Pháp vào tháng 12 năm 1994. Vì nhiều khó khăn khác nhau nên rất ít những ấn bản đầu tiên đã có mặt tại Việt Nam, thật đáng tiếc, những khó khăn đó đã gây ra sự hạn chế cho việc phát hành tại đất nước này. Song cuốn sách được xuất bản tháng 12 năm 1994 chính là nỗ lực đầu tiên của sự hợp tác nghiên cứu giữa các nhà sử học Việt Nam và Pháp về thời kỳ tiền thuộc địa.
          Năm 1991, trong cuộc gặp gỡ Giáo sư Phan Huy Lê tại Paris, chúng tôi đã đề cập tới sự quan tâm của chúng tôi đến những câu chuyện kể về các chuyến du ngoạn châu Á, và đặc biệt nhất là của Phan Huy Chú trong chuyến công du của ông tại Batavia / Jakarta năm 1832-1833 mà chúng tôi được biết từ năm 1972, nhưng không thể tiếp cận được ở Pháp. Vì thế, dự án biên soạn một ấn bản có bình luận song ngữ cho cuốn “Hải trình chí lược” đã sớm ra đời cùng Tạ Trọng Hiệp, đồng nghiệp của chúng tôi tại CNRS (Centre national de la recherche scientifique - Trung tâm Nghiên cứu Khoa học quốc gia Pháp). Việc thực hiện dự án này đã mất một khoảng thời gian nhất định vì khoảng cách địa lý giữa các biên tập viên, sự chậm trễ trong giao tiếp cũng như các vấn đề về ngữ văn đặt ra bởi tác phẩm.
          Tác phẩm này đã được đón nhận nồng nhiệt tại châu Âu, và thậm chí còn được tiếp nối bởi một nghiên cứu khác bằng tiếng Pháp về chuyến đi của sứ thần Lý Văn Phức ở Bengal năm 1830. Vì vậy, chúng tôi vô cùng hoan nghênh việc tái bản cuốn “Hải trình chí lược” của Phan Huy Chú, theo sáng kiến của bà Phan Phương Thảo, người đã công bố một số các tác phẩm của cha bà, sau khi ông qua đời năm 2018. Đồng thời, chúng tôi cũng rất buồn khi nghĩ tới hai đồng nghiệp và bạn bè của chúng tôi đã rời xa thế giới này quá sớm, không được chứng kiến ước nguyện sâu sắc của họ cuối cùng cũng đã thành hình.

           Cuối cùng, hy vọng rằng việc tái bản này sẽ thúc đẩy các nhà nghiên cứu khác thực hiện các nghiên cứu tương tự nhằm làm sáng tỏ hơn việc các quan lại có học thức của Việt Nam trong những năm đầu của thế kỷ XIX đã có cái nhìn như thế nào về phía Hạ Châu hoặc khu vực phía nam, nơi hệ thống thuộc địa đã được thiết lập.

5
social
social
social