Giỏ hàng

Giỏ hàngThêm vào giỏ hàng thành công!

-10%

 Giã Biệt Hoang Vu

Giã Biệt Hoang Vu

SKU: 8932000118060

Loại sản phẩm: SÁCH

81,000₫ 90,000₫
mã giảm giá của shop
T4MA10
T4MA20
FREESHIP100T4
T4ONL15K
mã giảm giá của shop
T4MA10

NHẬP MÃ: T4MA10

Giảm 20% , tối đa là 15k cho đơn hàng từ 150k
Điều kiện
Giảm 20% , tối đa là 15,000 ₫ cho tất cả sản phẩm, đơn tối thiểu 150k
T4MA20

NHẬP MÃ: T4MA20

Giảm 50% , tối đa là 20k cho đơn hàng từ 250k
Điều kiện
Giảm giá 50% , tối đa là 20,000 ₫ cho tất cả sản phẩm, đơn mua tối thiểu 250k
FREESHIP100T4

NHẬP MÃ: FREESHIP100T4

Freeship 100%, tối đa 18k cho đơn từ 200k
Điều kiện
Giảm giá 100% , tối đa là 18,000 ₫ phí vận chuyển cho tất cả sản phẩm, tối thiểu 200k
T4ONL15K

NHẬP MÃ: T4ONL15K

Voucher giảm 15k cho đơn từ 159k
Điều kiện
Voucher giảm 15k cho đơn từ 159k, áp dụng cho tất cả sản phẩm
Ưu đãi được áp dụng tại website nhanvan.vn

NHÂN VĂN GIỚI THIỆU

Mã hàng 8932000118060
Tên nhà cung cấp Phương Nam
Tác giả Nguyễn Hàng Tình
NXB Hội Nhà Văn
Trọng lượng(gr) 340
Kích thước 13 x 21
Số trang 390
Hình thức Bìa Mềm

Những bài kỳ sự đã được đăng trên các báo Pháp Luật TP.HCM, Văn Nghệ Trẻ, Tuổi Trẻ, Tuổi Trẻ Chủ Nhật, Đầu Tư, Sài Gòn Tiếp Thị, Lao Động v.v…, đã đánh động và xôn xao dư luận suốt từ năm 1997 đến nay.


Giã Biệt Hoang Vu

“Khi đọc, tôi thấy trong tôi núi rừng nổi giận! Tôi như bà già Ka Ơnh còm cõi thí thân trước đám “Nghệ sĩ nhiếp ảnh” đê tiện kia; như con tê giác lạc loài trong rừng Cát Lộc bị bắn hạ và già Điểu K’Giang đã khóc. Và tôi như cây cầu Dran bị triệt phá để bán sắt vụn; như những bức tượng nhà mồ, như bao của báu của bà con Tây Nguyên, và như chiêng ché nằm trong tay bọn gian thương lừa đảo. Lòng tôi như ngôi mộ giữa rừng ma bị khai quật. Cả một quá khứ mồ hôi nước mắt ùa về kêu cứu. Cả một dải Tây Nguyên hùng vĩ, trù mật đang bị móc ruột moi gan. Mẹ Tây Nguyên đang giãy chết trước bầy con mất dạy…”

Đó là tâm trạng, là nỗi đau của thi sĩ khổng Vĩnh Nguyên khi đọc ký sự Giã biệt hoang vu của nhà báo Nguyễn Hàng Tình, từng đại diện cho báo Tuổi Trẻ tại vùng Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Ông đã sống, đã thở hơi thở của vùng đất trung du này, và đau nỗi đau của rừng núi.

Những bài kỳ sự đã được đăng trên các báo Pháp Luật TP.HCM, Văn Nghệ Trẻ, Tuổi Trẻ, Tuổi Trẻ Chủ Nhật, Đầu Tư, Sài Gòn Tiếp Thị, Lao Động v.v…, đã đánh động và xôn xao dư luận suốt từ năm 1997 đến nay.

Từ những năm 1980 cái chết đã đụng đến thắng cảnh thác Da M’rông nằm ngay giữa lòng đô thị Bảo Lôc bằng việc ngăn một con đập ngay đỉnh thác, tích nước cho một nhà máy thủy điện, làm biệt xứ cả một miền cảm xúc lâu đời của người dân xứ B’lao.

Rồi hai mươi năm sau, tháng 5/2007 “Phương Nam đệ nhất thác” Pongour đã “chết” khi nhà máy thủy điện Đại Ninh ngăn đập chặn dòng Đa Nhim.

Mùa khô năm 2008 là câu chuyện về cánh rừng thông đỏ nguyên sinh hiếm hoi nằm ở sườn đông của núi Voi – dãy núi được hình thành từ hàng trăm triệu năm, cho chiết xuất taxol có công dụng đặc trị ung thư, đang bị hạ sát một cách tàn nhẫn.

Cuối năm 2010: con tê giác cuối cùng bị bắn hạ, Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên WWF công bố “Tê giác chính thức tuyệt chủng ở Việt Nam”. Thật đau xót. Nguyễn Hàng Tình đã tìm đến rừng Cát Lộc gặp Điểu K’Giang – người đã sống với nó, âm thầm bảo vệ nó. Cả hai âm thầm lên lại rừng Bàu Chim, lần theo từng vuông cỏ, lối xưa đọng ký ức bước chân con tê giác.

Ea Sô, khu rừng mà con bò Xám Bos Sauvalli đã được tìm thấy đã làm nức lòng giới khoa học Việt Nam và thế giới khi mà trong sự hiểu biết của họ: “Có lẽ con Bos Sauvalli đã tuyệt chủng ở phạm vi toàn cầu”. Để rồi sau đó cả nước chấn động với câu chuyện một nhóm gồm quan chức chính quyền TPHCM, doanh nhân, quân nhân, luật sư nổi tiếng ờ Daklak tổ chức săn bó Tót giải trí vào dịp áp Tết ở khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô. Rất may là hệ thống bảo vệ pháp luật của Quan Đội đã đứng ra thực thi pháp luật ở vụ án đặc biệt này, nhưng “rừng núi Ea Sô sẽ còn bị trên đe dưới búa, nổi trôi nữa”

Ngay từ trang đầu tiên, người đọc không khỏi xót xa trước tấm ảnh bà Ka Ơnh còm cõi làm “người mẫu ảnh” cho hàng chục ống kính của những kẻ tự xưng là “nghệ sĩ nhiếp ảnh” chĩa vào và không khỏi thốt lên hai từ “đê tiện”.

Sẽ không khỏi ngậm ngùi với tấm ảnh “con đường sắt nối biển với hoa tan như sương khói”. Dân lành Đả Lạt chết sững người, chính quyền tỉnh Lâm Đồng ngậm đắng nuốt cay vì không cứu được con đường mà họ kỳ vọng cho phát triển du lịch, và những giọt nước mắt u bồn của ông Phạm Khương cho đến tận hôm nay.

Giã biệt hoang vu được ví như cuốn sách trắng của Yang, một giao ước chung thân của tác giả với rừng núi, sông suối, thân thể đất, tâm hồn người ở một Tây Nguyên ngày nay.

5
social
social
social