Giỏ hàng

Giỏ hàngThêm vào giỏ hàng thành công!

-10%

 Bài Giảng Kinh Tế Vi Mô

Bài Giảng Kinh Tế Vi Mô

SKU: 2100100310603

Loại sản phẩm: SÁCH

112,500₫ 125,000₫
mã giảm giá của shop
T4MA10
T4MA20
FREESHIP100T4
T4ONL15K
mã giảm giá của shop
T4MA10

NHẬP MÃ: T4MA10

Giảm 20% , tối đa là 15k cho đơn hàng từ 150k
Điều kiện
Giảm 20% , tối đa là 15,000 ₫ cho tất cả sản phẩm, đơn tối thiểu 150k
T4MA20

NHẬP MÃ: T4MA20

Giảm 50% , tối đa là 20k cho đơn hàng từ 250k
Điều kiện
Giảm giá 50% , tối đa là 20,000 ₫ cho tất cả sản phẩm, đơn mua tối thiểu 250k
FREESHIP100T4

NHẬP MÃ: FREESHIP100T4

Freeship 100%, tối đa 18k cho đơn từ 200k
Điều kiện
Giảm giá 100% , tối đa là 18,000 ₫ phí vận chuyển cho tất cả sản phẩm, tối thiểu 200k
T4ONL15K

NHẬP MÃ: T4ONL15K

Voucher giảm 15k cho đơn từ 159k
Điều kiện
Voucher giảm 15k cho đơn từ 159k, áp dụng cho tất cả sản phẩm
Ưu đãi được áp dụng tại website nhanvan.vn

NHÂN VĂN GIỚI THIỆU

Mã hàng2100100310603
Tên Nhà Cung CấpĐH Kinh Tế Quốc Dân
Tác giảNguyễn Văn Ngọc
NXBĐH Kinh Tế Quốc Dân
Năm XB2012
Trọng lượng (gr)550
Kích thước16x24 cm
Số trang520
Hình thứcBìa Mềm

Thông thường các cuốn giáo trình kinh tế vi mô đều dành phần mở đầu hoặc chương 1 để trình bày đối tượng, phạm vi và phương pháp của kinh tế học (mà kinh tế vi mô là một trong những bộ phận cấu thành). Mặc dù đây là những chủ đề rất thú vị, nhưng người ta khó mà bắt đầu nghiên cứu kinh tế học bằng cách đọc chúng. Hầu như người đọc không thể đánh giá được những phần trình bày như vậy là đúng hay sai, nếu chưa đọc qua một vài ví dụ về phân tích kinh tế trong thực tế. 

Cách suy nghĩ này đã gợi ý cho chúng tôi áp dụng phương pháp trình bày khác: bắt đầu cuốn bài giảng này bằng một ví dụ về phân tích kinh tế. Như vậy, trong bài giảng 1 này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu mô hình về một thị trường cụ thể - đó là thị trường phòng trọ sinh viên. Trong quá trình trình bày mô hình, chúng tôisẽ nêu ra nhiều ý tưởng mới và công cụ phân tích của kinh tế học. Bạn đọc không nên lo lắng nếu mọi việc diễn ra quá nhanh chóng. Bài giảng này chỉ phục vụ cho mục đích trình bày ngắn gọn cách thức sử dụng những ý tưởng và công cụ đó. Các bài giảng sau sẽ trình bày chúng chi tiết hơn nhiều. 

I. PHƯƠNG PHÁP THIẾT LẬP MỘT MÔ HÌNH 

Kinh tế học nghiên cứu hoạt động của nền kinh tế bằng cách phát triển các mô hình mô tả những hiện tượng kinh tế. Ở đây, mô hình là khái niệm được các nhà khoa học sử dụng để chỉ cách trình bày hiện thực dưới hình thức đơn giản hoá một cách có chủ định - tức phục vụ cho mục đích nghiên cứu nào đó. Như vậy, vấn đề cốt lõi của phương pháp thiết lập mô hình (thường gọi là mô hình hoá) là “đơn giản hoá” hiện thực, tức lược bỏ đi những cái không cần thiết cho mục đích nghiên cứu. Khi hiểu được bản chất này, nhiều người có thể nghĩ rằng mô hình bỏ qua quá nhiều chi tiết và vì vậy phản ánh không đầy đủ các phương diện khác nhau của hiện thực. Nhưng họ sẽ nghĩ khác nếu hình dung ra tấm bản đồ thành phố được vẽ theo tỷ lệ một - một, tức to đúng bằng thành phố. Tấm bản đồ như vậy hoàn toàn vô dụng. Muốn tìm một con phố hay Số nhà, bạn không thể đứng một chỗ để quan sát mà phải đi một đoạn đường dài đúng bằng trường hợp không có bản đồ. 

Điều đó cũng đúng với những mô hình kinh tế tìm cách mô tả cặn kẽ tất cả các phương diện của thế giới hiện thực. Sức mạnh của mô hình có nguồn gốc ở việc loại bỏ những chi tiết không cần thiết. Chính cách làm này giúp cho nhà kinh tế tập trung quan sát và phân tích những tính chất, đặc tính cơ bản của hiện thực kinh tế mà họ muốn tìm hiểu.

Trong bài giảng 1 này, chúng ta quan tâm đến việc mô tả thị trường phòng trọ sinh viên theo cách đơn giản hoá nêu trên. Có một nghệ thuật nhất định để lựa chọn cách đơn giản hoá thích hợp trong quá trình thiết lập mô hình. Đó là, ban đầu chúng ta sử dụng mô hình đơn giản nhất (chỉ bao hàm rất ít yếu tố để mô tả tình huống kinh tế cần xem xét. Sau đó, chúng ta bổ sung thêm nhiều chi tiết, qua đó làm cho mô hình trở nên phức tạp hơn và chúng ta hy vọng rằng nó trở nên thực tế hơn.

 

5
social
social
social