Thông báo
Bạn quên mật khẩu đăng nhập? Nhấn vào đây.
đ – đ
Không tìm thấy mục nào phù hợp với tiêu chí tìm kiếm
Năm câu chuyện viết về những khía cạnh đã và đang diễn ra trong cuộc sống. Đó là những sự kiện nổi bất thu hút sự quan tâm của nhiều người. NỮ TRINH SÁT là câu chuyện kể về sự dũng cảm quên đi hạnh phúc riêng tư của mình, dấn thân vào chốn hiểm nguy của cô gái khoát lên mình chiếc áo trinh sát.
42 bài viết in trong cuốn sách là những bài viết vào chung khảo trong cuộc thi viết “Nguyễn Nhật Ánh và tôi” do Nhà xuất bản Trẻ tổ chức năm 2013. Những bài viết mộc mạc đầy cảm xúc chân thật, kể về kỷ niệm với những tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh, và với chính nhà văn. Đọc cuốn sách này mới thấy Sách và nhân vật của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã làm được nhiều điều mà không phải ai cũng biết: nó thay đổi cả số phận người, thay đổi một lối sống, cách suy nghĩ, ngoài việc muôn thuở của sách là “nuôi dưỡng tâm hồn”. Có được điều này quả thật là một hạnh phúc lớn nhà văn của Nguyễn Nhật Ánh.
Tác giả sách này trình bày những nhận xét và bình luận vui về những lắt léo chữ nghĩa đa dạng, phong phú và tinh tế trong tiếng Việt. Là một ngôn ngữ đơn âm tiết, có thanh điệu lại rất nhiều từ gốc Hán nên tiếng Việt có nhiều từ đồng âm, gần âm, đồng nghĩa, gần nghĩa. Nhờ vậy những đầu óc hài hước người Việt tạo ra những cách nói lái, chơi chữ tài tình, lắt léo.
Khu tập thể có tuổi đời lên đến nửa thế kỷ, nơi gắn liền kỷ niệm của nhiều thế hệ người Hà Nội thời gian khó là hình ảnh lưu dấu trong ký ức của người xưa và nay, những người cũ và mới.
Có thể gọi nghề biên tập là “một nghề bí ẩn”. Ở Việt Nam không ai dạy nghề này một cách chuyên nghiệp. Dạy viết báo có trường có lớp, dạy biên tập thì không; hoặc nếu có cũng chỉ qua loa, sơ sài.
Cuốn sách nhằm giúp cho độc giả có tài liệu nghiên cứu, học tập, quá triệt những lời dạy quý báu của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cuốn sách gồm tác phẩm Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân của Bác và một số bài viết của các nhà khoa học nghiên cứu về tác phẩm quan trọng này, đã được công bố nhân dịp kỷ niệm 40 năm tác phẩm ra đời.
Tân Trào là vùng đất lịch sử gắn liền với những sự kiện trọng đại của dân tộc, là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng Trung ương Đảng và nhân dân ta chuẩn bị đứng lên lật đổ ách thống trị của phát xít Nhật và tay sai, giành độc lập dân tộc.
Đó là một trong những vị tướng hiếm hoi, không qua một trường lớp đào tạo chính quy nào đã được đề cử thẳng lên đỉnh cao của hệ thống chỉ huy quân sự. Sự hiểu biết về quân sự của ông không phải được học ở một học viện quân sự nào mà qua kinh nghiệm thực tế trên chiến trường. Võ Nguyên Giáp lẽ ra có thể trở thành thầy thuốc, giáo sư, hay trạng sự.
Nói rằng HẢI NGOẠI HUYẾT THƯ tái bản lần thứ nhất là vì tác phẩm này được ấn hành lần đấu (bản gốc) đã được in trong PHAN BỘI CHÂU TOÀN TẬP, tập 2 do Nhà xât bản Thuận Hóa (Huế) và Trung tâm văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây (Hà Nội) xuất bản năm 2001.
Trong gần 15 năm làm phóng viên thường trú báo Lao Động tại Huế, tôi may mắn được gặp gỡ, chuyện trò, thậm chí “gây sự” và được làm “bạn vong niên” với một số nhân vật trong cuốn sách này, dù khoảng cách giữa chúng tôi là trên dưới 40 năm tuổi.
Từ cuối năm 1925, Nguyễn Ái Quốc đã đánh giá và khẳng định vai trò lịch sử của nhà chí sĩ yêu nước tiến bộ Phan Bội Châu (1867-1940) là "bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập, được hai mươi triệu con người trong vòng nô lệ tôn sùng".
Cuốn sách hình thành do sự đóng góp của nhiều tác giả. Mỗi người có một phong cách, cảm xúc, hoài niệm riêng nhưng nghiêm túc, đảm bảo tính chân thật lịch sử, con người, tài liệu phản ánh.
Điều đáng nói là những vấn đề mà tác giả đã đặt ra đến nay vẫn còn nóng hổi tính thời sự, vẫn khiến lòng người băn khoăn, trăn trở. Và trong nhiều bài viết của mình, Nguyễn Trung Dân đã bày tỏ một thái độ thẳng thắn, mang tính xây dựng, đứng về lợi ích của số đông người và do vậy, không ngại đụng chạm, không xuôi theo một chiều.
Bài lủng củng, câu văn lắm thì, là, mà quá”. Phê thế đúng, nhưng thật ra cũng chỉ đúng một phần, bởi rất nhiều trường hợp không thể thay thì, là, mà bằng một từ nào khác được mà không làm câu văn mất đi vẻ sinh động, hoặc làm giảm hẳn nghĩa đi.
Gần như là một bút ký chuyện đời và chuyện nghề của một nhà văn vốn kiêm rất nhiều việc quan trọng: công chức ngoại giao, lãnh sự, và từng là chủ tịch Hội nhà văn Hà Nội Hồ Anh Thái.
Quyển sách nêu bật vai trò quan trọng của văn học, nghệ thuật trong xây dựng nhân cách con người Việt Nam, khẳng định văn hóa là nền tảng tinh thần, vừa là mục tiêu, động lực phát triển của kinh tế - xã hội. Đồng thời chia sẻ những cảm nhận, suy nghĩ về giá trị trường tồn đã làm nên bản sắc và bản lĩnh dân tộc trong suốt hành trình lịch sử ngàn năm dựng nước và giữ nước.
Hơn nửa thế kỷ cầm bút trong nghề báo, chúng tôi đã để tâm về Chuyện 12 con giáp mà lưu trữ được một ít tư liệu của đồng nghiệp đăng rải rác trên các báo trong Nam ngoài Bắc.
Bây giờ ở tuổi 80, chúng tôi xin phép lục lại, sắp xếp cho nên hình, nên dạng một quyển sách để gửi tới quý bạn đọc.
“Trả lại nụ hôn” được chia làm 4 phần Xuân/ Hạ/ Thu/ Đông như là một cách làm mới bố cục tập ký sự, nhưng không hề khiên cưỡng mà trái lại, các bài viết còn được tác giả sắp xếp khá “đắc địa” với những tình tiết hợp cảnh và gợi… tình.
21 tác giả - nghệ sĩ, chuyên gia giáo dục, giáo viên, doanh nhân, nhà văn, nhà báo, nghiên cứu viên, cựu binh… từ các quốc gia trải khắp năm châu - Hoa Kỳ, CHLB Nga, Mexico, Nhật Bản, Palestine, Nigeria, Úc… - đã đến, sinh sống và làm việc ở Việt Nam. Mỗi người đều có trải nghiệm và câu chuyện riêng đáng nhớ về nơi đây.
Tác giả cũng sẽ dẫn bạn từ Huế vào Hội An, Quảng Ngãi lên Đà lạt xuống Phan Rang – Tháp Chàm rồi vào thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó sẽ đi đến một số tỉnh của đồng bằng sông Cửu Long như Bến Tre, Cần Thơ và ra cả Phú Quốc. Đi đó đi đây rồi mới thấy mình đậm tình với quê hương.
- Trình bày một số vấn đề khái quát về tiểu thuyết Trung Quốc thời kỳ cải cách mở cửa
- Phân tích một số tiểu thuyết tiêu biểu của văn học Trung Quốc thời kỳ cải cách mở cửa...
Có những câu chuyện cũ, không có gì độc đáo nhưng ta muốn giữ cho riêng mình. Một ngày, ta ghi lại kỷ niệm ấy trên trang giấy, rồi được nếm trải cảm giác sung sướng khi bài viết nên hình nên dạng, được đăng trên sách, báo…
Qua các bài viết, mình có cơ hội giải bày cho các giới khác trong xã hội hiểu về giới của mình cũng “hoàn cảnh lắm”, không béo tốt, bụng phệ, ăn trên ngồi tróc, lên xe xuống ngựa, như một số người lầm tưởng đâu.
Thi Pháp Học là công trình khoa học mới nhất của tác giả Phạm Ngọc Hiền, góp phần đánh giá những thành công và hạn chế của các hiện tượng văn chương
Thương nhớ vẫn còn tập 1 và tập 2 của nhà văn Phan Quang gồm những câu chuyện tưởng có vẻ nhỏ nhoi, nhưng đầy tình người, gây men say người đọc. Toàn bộ nội dung hai tập sách, không chỉ là ghi lại những kỷ niệm sâu sắc của tác giả trong quá trình làm báo, có điều kiện gặp gỡ các vị lãnh tụ của Ðảng, Nhà nước ta, như Bác Hồ, các đồng chí: Trường Chinh, Phạm Văn Ðồng, Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Chí Thanh..
Thế giới đó bỗng trở về trong các truyện ngắn của Lê Thanh Kỳ, bằng một nhạc điệu riêng, khi giọng kể đó bình dị dẫn ta đi qua lớp lớp những dáng vẻ, tâm tình, những hoàn cảnh sống động và cảm động của thời bao cấp, thời hậu bao cấp, để đi tới một chiều kích khác, đúng với mọi thời, của thứ văn tinh khiết, đầy trắc ẩn về con người và số phận người.
Tập án cái đình là một thiên phóng sự đăng lần đầu tiên trên báo "Con Ong" từ số 18/10/1939. "Tập án cái đình" nghiêng về mặt miêu tả những phong tục, nói cho đúng hơn là những hủ tục kỳ quái được duy trì ở nông thôn. Nó cung cấp được nhiều tài liệu về mặt xã hội học.
“Tháp nghiêng”(1) và “Đám mây lơ lửng”(2) của Hoàng Vũ Thuật cũng không đi trệch ra ngoài quỹ đạo của thơ hiện đại với guồng quay bất tận không ngừng của nó
Văn học Hàn Quốc rất phong phú và đặc sắc. Tuy nhiên, những tác phẩm được dịch và giới thiệu ở Việt Nam còn quá khiêm tốn. Bộ Hợp tuyển văn học Hàn Quốc được biên soạn với mục đích dịch và giới thiệu những tác phẩm (trích đoạn tác phẩm) tiêu biểu, đáp ứng nhu cầu của bạn đọc quan tâm, yêu mến và mong muốn thưởng thức, tìm hiểu văn chương xứ sở Kim chi.
Trong các loại ký sự báo chí, ký sự nhân vật là loại hình ký sự đòi hỏi người viết không những am tường chuyện đời, chuyện nghề mà còn phải có khả năng tiếp cận và gợi mở để nhân vật tự mình bộc lộ được những mạnh yếu của mình.
Đối thoại với hoa là tập tiểu luận phê bình thứ bảy của Nguyễn Thị Minh Thái, là cuốn sách kỷ niệm 45 năm bước vào nghề văn của tác giả. Đây cũng là cuốn thứ ba trong bộ ba tác phẩm cùng chủ đề, mà hai cuốn trước là Đánh đường tìm hoa (2010) và Mặt người mặt hoa (2012) đều do NXB Văn hóa – Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh ấn hành.
Trong tác phẩm, sự hiểu biết của Tô Hoài về Hà Nội thời Pháp thuộc rất phong phú, đặc biệt, thêm sự quan sát tinh tế, văn chương hóm hỉnh, các mẩu chuyện trong tác phẩm như một bức ki hoạ về một con người, một hoàn cảnh... khiến người đọc rung động vì những tình cảm chân thành, nhân hậu.
Đây là một trong hai tập bút ký đặc biệt của nhà văn Tô Hoài. Đó là những trang viết thấm đẫm tình hữu nghị sâu sắc với những quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới mà tác giả đã có dịp đặt chân đến.
Từ ngạc nhiên này đến bất ngờ khác, phóng sự Việc Làng giới thiệu với độc giả, nhất là bạn đọc trẻ ở các vùng miền khác trong nước ta về cuộc đời và con người trong bức tranh làng quê Bắc Bộ.
Việc Làng lôi cuốn bạn đọc với khối lượng hiểu biết sâu rộng về bộ mặt làng quê, được ghi lại sinh động với biết bao “phong tục, hủ tục” , phổ biến trong cuộc sống của làng quê Việt Nam cách đây non thế kỷ.
Văn học Việt Nam thời xưa có nhiều tác phẩm có giá trị to lớn về mặt nhân văn và nghệ thuật, đã được công nhận và chứng thực qua thời gian. Bộ sách Việt Nam danh tác bao gồm loạt tác phẩm đi cùng năm tháng như: Số đỏ (Vũ Trọng Phụng), Việc làng (Ngô Tất Tố), Gió đầu mùa, Hà Nội băm sáu phố phường (Thạch Lam)
Cấp cứu thời kẹt xe là tuyển tập gồm 25 ký sự - phóng sự đã đăng trên báo Thanh Niên 5 năm qua. Được trích từ hàng trăm phóng sự - ký sự đặc sắc, Cấp cứu thời kẹt xe mang đậm dấu ấn xã hội và thể hiện sức làm việc mạnh mẽ, xông xáo của các phóng viên Thanh Niên.
"Đôi khi cũng mang bệnh nhớ nhung, người viết sách này vào lúc năm tàn hầu hết cũng ưa nghĩ đến một vài kỷ niệm xa xưa.Một chén trà sen do nhà ướp; mấy cái bánh Tô Châu nhấm nháp vào một hôm mát trời; một nồi cơm gạo tám ăn với thịt rim; bát canh cần bốc khói xanh nghi ngút; mấy quả cà Nghệ giòn tan hay mẻ cốm Vòng ăn với chuối tiêu trứng cuốc... tất cả những thứ đó, gợi cho ta một nỗi thèm tiếc mờ mờ, như làm rung động tới những nơi thầm kín nhất của lòng.
Văn học Việt Nam thời xưa có nhiều tác phẩm có giá trị to lớn về mặt nhân văn và nghệ thuật, đã được công nhận và chứng thực qua thời gian. Bộ sách Việt Nam danh tác bao gồm loạt tác phẩm đi cùng năm tháng như: Số đỏ (Vũ Trọng Phụng), Việc làng (Ngô Tất Tố), Gió đầu mùa, Hà Nội băm sáu phố phường (Thạch Lam), Miếng ngon Hà Nội (Vũ Bằng), Vang bóng một thời (Nguyễn Tuân).
Văn học Việt Nam thời xưa có nhiều tác phẩm có giá trị to lớn về mặt nhân văn và nghệ thuật, đã được công nhận và chứng thực qua thời gian. Bộ sách Việt Nam danh tác bao gồm loạt tác phẩm đi cùng năm tháng như: Số đỏ (Vũ Trọng Phụng), Việc làng (Ngô Tất Tố), Gió đầu mùa, Hà Nội băm sáu phố phường (Thạch Lam), Miếng ngon Hà Nội (Vũ Bằng), Vang bóng một thời (Nguyễn Tuân). Hy vọng bộ sách sau khi tái bản sẽ giúp đông đảo tầng lớp độc giả thêm hiểu, tự hào và nâng niu kho tàng văn học nước nhà.
Cuốn sách phân tích những tác phẩm văn học nổi tiếng cùng với cách viết văn của các tác giả. Giúp các bạn rất nhiều trong quá trình phân tích văn học và hiểu thêm về các tác phẩm đó.
Người xưa có nói rằng: “Vô tửu bất thành lễ”. Hầu hết trong lễ nghi nào cũng có rượu, truyền thống đó kéo dài cho tới tận bây giờ. Trên bàn thờ lễ đường, bàn thờ gia đình... phải tôn kính rót rượu mời đất trời, thánh thần, ông bà tổ tiên, vong linh và cả âm binh thiên tướng rồi mới bắt đầu nghi lễ. Ngày xưa, trước khi xuất quân ra chiến trận, nghi lễ sẽ là tế rượu, thắng trận sẽ có lễ rượu khao quân. Trong nghi lễ đời thường, tôn kính, trân trọng rót rượu mời nhau, chúc tụng, rồi mới mở lời bắt đầu câu chuyện
Lại nhớ những gánh phở xưa,đỗ ở cuối phố mà đầu phố đã ngửi thấy mùi nước dùng thơm lựng. Chỉ khi nhìn thấy những tia lửa vàng tóe ra không gian mới hay ông hàng phở đang thổi to bếp lửa bằng một cái ống phổi.
Trong phần "Tự ngôn" nhà văn hóa Vương Hồng Sển đã viết (Trích):
“Tôi bình sanh thích những gì đẹp: giò lan hàm tiếu, đóa hoa mãn khai. Một cuốn sách đóng bìa khéo đủ làm tôi vui cũng như trên sân quần vợt, tôi lại thích những đường banh tuyệt vời, không đỡ gạt nổi. Càng thêm tuổi, tôi chuyên tâm về thẩm mỹ và văn hóa. Tôi trồng lan và nghiên cứu về lan, nhưng chỉ trồng chơi trong sân nhà, âm thầm ngắm nghía, săm soi lấy mình. Cụ Tú Hải Văn viết và Nguyễn Tuân nhắc lại trong Vang bóng một thời, chuyện những chiếc ấm đất:
Tiếp nối những câu chuyện của tuổi 30, “1987+: 30 chưa phải là Tết” có thể coi là tập hai của cuốn “1987”. Nếu như tập đầu tiên mang màu sắc trong trẻo, hồn nhiên đi theo quãng thời gian 30 năm từ ấu thơ đến trưởng thành của thế hệ 1987 thì trong cuốn sách mới sẽ là những câu chuyện, suy nghĩ mang tính thời cuộc và cả những dự án dành cho cột mốc “tam thập nhi lập”. Lần này, với nhóm tác giả mới hoàn toàn, trong đó có cả những nhân vật sinh năm 1988 – những người sẽ bước qua cột mốc tuổi 30 trong năm 2018.
Đây là tuyển tập gồm hơn 70 bài viết được tuyển chọn từ mục Trà dư tửu hậu trên thời báo Kinh tế Sài Gòn từ 2002 đến đầu năm 2010 và chưa từng in thành sách. Điểm đáng nói là tuyển tập này không phải của một tác giả mà quy tụ đến 35 tác giả. Với chừng ấy tác giả, bằng những nét vẽ đặc sắc của riêng mình.
Sau khi viết xong cuốn sách, tôi viết lời tựa vì muốn bày tỏ nhiều điều. Những điều ẩn chứa trong câu chuyện của những người bạn họa sĩ, ẩn chứa trong quãng đời thơ ấu có nhiều gian khó nhưng cũng thật sung sướng của họ.
Trong lần tái bản "Sài Gòn chốn chốn rong chơi" lần thứ nhất này, tác giả Trần Nhật Vy sẽ tiếp tục gửi gắm những góc nhìn sâu sắc và lắng đọng qua nhịp thở thời gian.