Giỏ hàng

Giỏ hàngThêm vào giỏ hàng thành công!

 PDCA Chuyên Nghiệp

PDCA Chuyên Nghiệp

SKU: 8935280903562

Loại sản phẩm: SÁCH

89,100₫ 99,000₫
mã giảm giá của shop
NHAN7K77K
FREESHIPTHANG3
T3MA13
T3MA33
mã giảm giá của shop
NHAN7K77K

NHẬP MÃ: NHAN7K77K

Nhập mã NHAN7K77K cho đơn hàng từ 77K (không áp dụng casio và sgk, comic)
Điều kiện
Đơn hàng từ 77k mới áp dụng giảm 7k
FREESHIPTHANG3

NHẬP MÃ: FREESHIPTHANG3

Nhập mã FREESHIPTHANG3 cho đơn hàng từ 150K (áp dụng TpHCM)
Điều kiện
- Giá trị đơn hàng từ 150k được giảm trực tiếp phí vận chuyển.
T3MA13

NHẬP MÃ: T3MA13

Nhập mã: T3MA13 giảm 13% cho đơn hàng từ 230k
Điều kiện
Coupon 13% (tối đa 23,000đ) cho đơn hàng từ 230,000đ. Số lượng: 50 mã
T3MA33

NHẬP MÃ: T3MA33

Nhập mã: T3MA33 giảm 33% cho đơn hàng từ 133k.
Điều kiện
Coupon 33% (tối đa 13,000đ) cho đơn hàng từ 133,000đ. Số lượng: 50 mã.
Freeship 100% đơn từ 150k khu vực TPHCM. Nhập mã FREESHIPTHANG3

NHÂN VĂN GIỚI THIỆU

Mã hàng 8935280903562
Tên nhà cung cấp Thái Hà
Tác giả Masato Inada
NXB Công Thương
Năm XB 2019
Trọng lượng(gr) 350
Kích thước 13 x 21
Số trang 357
Hình thức Bìa Mềm

PDCA là các chữ cái đầu tiên của một chuỗi hoạt động cần thiết để vận hành doanh nghiệp, đó là “Plan ‒ Lên kế hoạch, Do – Thực hiện, Check – Kiểm chứng kết quả, Action – Sửa chữa, cải thiện cách làm, lối tư duy để tiến bộ hơn”. Việc tiến hành quy trình này một cách liên tục được gọi là “lặp lại Chu trình PDCA”.


PDCA Chuyên Nghiệp

PDCA là các chữ cái đầu tiên của một chuỗi hoạt động cần thiết để vận hành doanh nghiệp, đó là “Plan ‒ Lên kế hoạch, Do – Thực hiện, Check – Kiểm chứng kết quả, Action – Sửa chữa, cải thiện cách làm, lối tư duy để tiến bộ hơn”. Việc tiến hành quy trình này một cách liên tục được gọi là “lặp lại Chu trình PDCA”.

Câu đầu tiên trong buổi toạn đàm với công chúng năm 2002 của Hiroshi Okuda ‒ nguyên Chủ tịch Tập đoàn Toyota là: “Tôi có thể làm ở bất cứ công ty nào bởi tôi luôn lặp lại Chu trình PDCA.”

Mặc dù đây là chu trình quen thuộc, gần gũi, có vẻ ai cũng biết và là cách tư duy căn bản nhất trong kinh doanh, nhưng hầu như không thực sự được áp dụng. Thực tế từ việc quan sát các doanh nghiệp trên toàn thế giới cho thấy, ngoại trừ nhóm các doanh nghiệp hàng đầu luôn phát triển một cách vững chắc trong sự biến đổi không ngừng của thị trường, các doanh nghiệp khác không thể tiến hành “lặp lại Chu trình PDCA” trong tổ chức của mình. Dù có kêu gọi “lặp lại Chu trình PDCA”, nhưng họ lại không đưa ra chỉ thị, chỉ đạo chính xác, kết quả là không tạo thành những hành động căn bản nhất.

Chu trình PDCA còn được gọi là chu trình quản trị (Management Circle). Đúng như câu nói của nguyên Chủ tịch Hiroshi Okuda, hiểu đúng ý nghĩa của PDCA và có thể lặp lại chu trình này một cách chính xác và triệt để trong doanh nghiệp nghĩa là có thể kinh doanh ở bất cứ công ty nào. Đây là năng lực bắt buộc cần thiết đối với những nhà kinh doanh chuyên nghiệp cũng như những người đang hướng đến mục tiêu kinh doanh chuyên nghiệp. Lặp lại Chu trình PDCA là kỹ thuật mà mỗi cá nhân cần nắm được để nâng cao năng lực bản thân. Kỹ thuật lặp lại chu trình ở các mức độ và phạm vi (khoảng thời gian cho một vòng quay hay phạm vi của tổ chức) của lãnh đạo sẽ tạo nên sự khác biệt trong năng lực thực hiện của doanh nghiệp.

Cuốn sách PDCA chuyên nghiệp này nhắm vào điểm cốt lõi trong NĂNG LỰC THỰC HIỆN của doanh nghiệp cũng như cá nhân với những nội dung sau:

“Bản chất PDCA là gì?”

“PDCA cần có quan hệ như thế nào với chiến lược doanh nghiệp?”

“Vận dụng nhuần nhuyễn PDCA như thế nào?”

“Doanh nghiệp sẽ ra sao nếu không lặp lại Chu trình PDCA?”

“Các bước để cá nhân, người quản lý cũng như tổ chức có được khả năng lặp lại Chu trình PDCA?

PDCA chuyên nghiệp viết về ý nghĩa bản chất của PDCA và tập hợp phương pháp luận thực tiễn được đúc rút từ trải nghiệm của tác giả Masato Inada ở Toyota, kinh nghiệm khi xem xét thực trạng của nhiều doanh nghiệp khi làm ở McKinsey, và thực tế thực thi chỉ thị lập chiến lược và xúc tiến cải cách doanh nghiệp giúp hoàn thiện hơn Chu trình PDCA.

TRÍCH ĐOẠN TỪ SÁCH:

PDCA giúp nâng cao NĂNG LỰC THỰC HIỆN của cả tổ chức chứ không riêng gì cá nhân

Người làm được việc, người có năng lực lập kế hoạch và năng lực thực hiện là người tích lũy được kinh nghiệm đúng đắn, tạo dựng sức mạnh bản thân bằng cách lặp lại cần mẫn những hành động căn bản trong Chu trình PDCA, đó là “suy nghĩ kỹ rồi lập kế hoạch (Plan), thực hiện một cách chắc chắn (Do), kiểm chứng kết quả (Check), chỉnh đốn lại cách làm, cách tư duy của bản thân để tiến bộ hơn (Action)”.

XUẤT PHÁT TỪ CÁCH TIẾP CẬN CỦA KỸ THUẬT

Ban đầu, PDCA dựa trên ý tưởng của chu trình Shewhart mà Tiến sĩ người Mỹ Walter A. Shewhart, người đi tiên phong trong việc cải tiến chất lượng, cải tiến lỗi trong giai đoạn sản xuất, đề xướng. Ý tưởng đó được Tiến sĩ Edwards Deming, người thực hiện nghiên cứu quản lý chất lượng bằng thống kê cùng với Tiến sĩ Shewhart mang về Nhật Bản, nên ở Nhật, người ta lấy tên là Chu trình Deming. Trong hoạt động quản lý chất lượng toàn công ty (kinh doanh) được gọi là TQC (Total Quality Control) mà nhiều ngành sản xuất ở Nhật Bản đã thực hiện để đạt được Giải thưởng Deming vào những năm 1980, Chu trình PDCA này được thể hiện bằng hình thức dễ sử dụng hơn nhằm xúc tiến cải tiến, cải cách kinh doanh trên thực tế.

Chu trình PDCA

PLAN “Suy nghĩ kỹ rồi lập kế hoạch”

Plan - Kế hoạch đúng thì C sẽ hiệu quả.

Lặp lại Chu trình PDCA không phải là siết chặt mục tiêu mà là đòi hỏi P mang tính thử thách đã được suy nghĩ kỹ và phải chỉ đạo việc lập kế hoạch.

DO “Thực hiện với độ chính xác cao”

Nếu không làm hết sức với độ chính xác cao sẽ không thể thực hiện C.

Nếu không liên kết với hiện trường và có quan hệtin tưởng thì sẽ mất độ chính xác khi thực hiện.

CHECK “Kiểm chứng kết quả”

Xác nhận rõ xem với mỗi P có gì sai lệch không để biết được nguyên nhân và kết quả của việc thành công hay thất bại.

Thất bại không phải là điều đáng trách. Tuy nhiên, C chỉ kết thúc khi có được lời giải thích hợp lý thu được bài học và biết hướng sửa đổi.

ACTION “Xem lại cách làm, phương pháp luận để tiến bộ hơn”

Xem lại tài liệu phát biểu, cách báo cáo.

Đặc biệt nếu mới áp dụng PDCA cần xem lại cẩn thận cách làm.

Xem lại cách tiến hành nghiệp vụ, dũng cảm thử thách với kỹ thuật mới

Vốn dĩ PDCA được sinh ra từ cách tiếp cận của kỹ thuật trong lĩnh vực sản xuất nhưng phương pháp luận để lặp lại chính xác Chu trình PDCA không chỉ giúp cá nhân mà cả tổ chức bồi đắp được kinh nghiệm đúng đắn và nâng cao năng lực thực hiện.

Có khả năng lặp lại Chu trình PDCA trong tổ chức là tích lũy được thực lực để bước vào con đường đưa doanh nghiệp trở thành doanh nghiệp ưu tú và phát triển bền vững với tư cách nhà quản lý, nhà kinh doanh chuyên nghiệp. Suy nghĩ này cũng giống như câu nói “cầu xin sự khổ hạnh đến với chúng tôi” của dũng sĩ Shikanosuke Yamanaka với ý nghĩa mong muốn con người được tôi luyện trong khó khăn.

LẶP LẠI CHU TRÌNH PDCA MANG LẠI ĐIỀU GÌ?

Nếu suy nghĩ theo khía cạnh “học hỏi” và “tiến bộ”, có thể tóm tắt “lặp lại Chu trình PDCA” với những điểm dưới đây:

• Tiến hành kiểm chứng kết quả (Check) và làm rõ điểm “rút kinh nghiệm” cần phải phản ánh vào kế hoạch (Plan) lần sau.

• Xem lại kế hoạch (Plan) và cách làm để cải thiện tiến bộ hơn (Action).

Điểm khác biệt với Plan - Do - See trước đây

Chu trình PDCA nếu được sử dụng ở mức độ để kêu gọi sẽ giống với chu trình Plan – Do – See nghĩa là “Giả thuyết và Kiểm chứng”. Bản thân Plan – Do – See là “Lên kế hoạch (Plan),

Thực hiện (Do) và Kiểm chứng kết quả (See)” nên nếu tiếp tục thực hiện với độ chính xác cao hơn thì việc lặp lại Chu trình Plan – Do – See cũng sẽ giúp nâng cao cấp độ lên Kế hoạch (Plan).

Chữ C trong PDCA có ý nghĩa giống với See trong Plan – Do – See là kiểm chứng kết quả. Ở Mỹ còn có cách diễn đạt chuyển C (Check) trong PDCA thành S (Study) nên cũng có trường hợp PDCA được gọi là PDSA.

Tiếp sau bước Tực hiện (Do) đừng chỉ dừng lại ở việc xem “kết quả có tốt hay không”, nếu có thể thực hiện chính xác Kiểm chứng (Check) hay Xem xét (See), chúng ta sẽ biết rõ nguyên nhân kết quả của sự thành công hay thất bại để hiểu hơn nghiệp vụ và tang dần độ chính xác của Kế hoạch (Plan).

Về mặt khái niệm, ba yếu tố đầu tiên, PDC, trong PDCA giống với Plan – Do – See. Tuy nhiên, ở Nhật, PDCA được đề xướng cùng với sự phổ biến tư TQC (Total Quality Control) trong những năm 1980, thông qua thực tiễn thực hiện, phương pháp PDCA đã phát triển hơn nữa nên được gọt giũa thành phương pháp luận cụ thể hơn cả Plan – Do – See. Đặc biệt chữ P trong PDCA bắt đầu từ “nắm bắt hiện trạng” nên việc kiểm chứng kết quả C cũng được thực hiện dễ dàng hơn.

Hơn nữa, so với Plan – Do – See, trong PDCA có thêm yếu tố A (Action). Chữ A này có ý nghĩa là làm cho phương pháp luận, cách làm, cách tư duy “tiến bộ” hơn nữa sau mỗi Chu trình PDCA (Hình 1-3).

Với doanh nghiệp, đó là sự tiến bộ hơn trong cách tiến hành công việc, tức quy trình kinh doanh (business process), đối với cá nhân là mở rộng hơn nữa “siêu tri thức” của bản thân như tôi đã trình bày ở trên

5
social
social
social