Giỏ hàng

Giỏ hàngThêm vào giỏ hàng thành công!

 Một Tháng Ở Nam Kỳ

Một Tháng Ở Nam Kỳ

SKU: 8935207001401

Loại sản phẩm: SÁCH

67,500₫ 75,000₫
mã giảm giá của shop
T4MA10
T4MA20
FREESHIP100T4
T4ONL15K
mã giảm giá của shop
T4MA10

NHẬP MÃ: T4MA10

Giảm 20% , tối đa là 15k cho đơn hàng từ 150k
Điều kiện
Giảm 20% , tối đa là 15,000 ₫ cho tất cả sản phẩm, đơn tối thiểu 150k
T4MA20

NHẬP MÃ: T4MA20

Giảm 50% , tối đa là 20k cho đơn hàng từ 250k
Điều kiện
Giảm giá 50% , tối đa là 20,000 ₫ cho tất cả sản phẩm, đơn mua tối thiểu 250k
FREESHIP100T4

NHẬP MÃ: FREESHIP100T4

Freeship 100%, tối đa 18k cho đơn từ 200k
Điều kiện
Giảm giá 100% , tối đa là 18,000 ₫ phí vận chuyển cho tất cả sản phẩm, tối thiểu 200k
T4ONL15K

NHẬP MÃ: T4ONL15K

Voucher giảm 15k cho đơn từ 159k
Điều kiện
Voucher giảm 15k cho đơn từ 159k, áp dụng cho tất cả sản phẩm
Ưu đãi được áp dụng tại website nhanvan.vn

NHÂN VĂN GIỚI THIỆU

Mã hàng 8935207001401
Tên nhà cung cấp Sách Dân Trí ( DTBOOKS )
NXB Hội Nhà Văn
Năm XB 2018
Trọng lượng(gr) 200
Kích thước 14 x 21
Số trang 157
Hình thức Bìa Mềm

Phạm Quỳnh không chỉ quanh quẩn ở Sài Gòn, Gia Định, Chợ Lớn. Trong chuyến đi hơn một tháng này, ông có chủ ý du lịch nhiều nơi, cho mở rộng kiến văn. Ông đã có những buổi giao lưu, gặp gỡ giữa Phạm Quỳnh với các bậc danh sĩ, trí thức, “đồng nghiệp” trong làng báo đất Lục châu: Bùi Quang Chiêu và Nguyễn Phú Khai (La Tribune indigène); cha con ông Diệp Văn Cương và Diệp Văn Kỳ; Nguyễn Văn Cư (Đại Việt tập chí), Phủ Bảy Lê Quang Liêm (Long Xuyên Khuyến học Hội), Võ Văn Thơm (An Hà báo)…


Một Tháng Ở Nam Kỳ

Ngày 21-8-1918, Phạm Quỳnh đi xe lửa từ Hà Nội xuống Hải Phòng. Ngày 22-8-1918, ông rời Hải Phòng trên chiếc tàu thủy Porthos để du hành Nam kỳ, bốn ngày sau tàu cập cảng Sài Gòn. Chiếc xe kéo đưa Phạm Quỳnh qua cầu Khánh Hội, vị du khách của chúng ta bắt đầu tiếp xúc cái khí vị của Sài Gòn - thành phố Tây, một chốn đô hội lớn ở phương Nam. Những con đường Catinat (nay là đường Đồng Khởi), Charner (nay là đường Nguyễn Huệ), Xã Tây (nay là Trụ sở UBND TP. HCM), Nhà hát Tây (nay là Nhà hát thành phố), Phủ Toàn quyền (nay là Hội trường Thống Nhất),… hiện ra rạng rỡ trước mắt chàng trai xứ Bắc. Phạm Quỳnh, năm đó mới 26 tuổi, đã có những nhận xét tinh tế, sâu sắc về con người, văn hóa, đời sống… Sài Gòn: “Nhất là ngày Chúa nhật, sau khi tan lễ Nhà Thờ Chánh, không cảnh tượng gì đẹp bằng đường Catinat chừng hồi chín mười giờ. Đàn ông, đàn bà, con trai, con gái, người Tây, người Nam, ăn bận rất lịch sự, ở nhà thờ ra đi dạo qua các cửa hàng, lũ lượt như ngày hội.” “Đường phố như vẽ bằng tay, kẻ bằng thước, đều đặn, thẳng thắn, rộng rãi khang trang, nhiều đường ở giữa lại để những khoảng rộng trồng cỏ, đặt những tượng đồng kỷ niệm, chiều đến hàng trăm cái đèn điện lớn chiếu sáng như một giẫy [dãy] dài những quả ba lông lấp loáng thả phấp phới ngay trên giữa đường phố, coi rất là ngoạn mục.”…

Phạm Quỳnh quan sát tỉ mỉ và không quên so sánh Bắc kỳ với “vùng đất mới”, qua đó khắc họa được chân dung xã hội, bức tranh toàn cảnh. Từ cách đặt đường phố cho đến cách dựng cửa nhà, từ cách thắp đèn điện cho đến cách đặt máy nước ở các nhà, cho đến cách tuần phòng vệ sinh trong phố xá, nhất nhất đều có tiến bộ hơn Hà thành ta cả. Ở Sài Gòn thật là có cái cảm giác một nơi đô hội mới, nghĩa là một nơi đô hội theo lối Tây. Vào đến Chợ Lớn thì lại ra cái cảm giác một nơi đô hội theo lối Tàu. Còn các châu thành khác ở Lục tỉnh, thì những nơi quan sở là Tây mà chốn phố phường là Tàu, phần An Nam thật ít lắm. Xét về phương diện đó thì những đô hội Bắc kỳ tuy coi cũ kỹ mà còn có cái vẻ An Nam hơn.”

Phạm Quỳnh không chỉ quanh quẩn ở Sài Gòn, Gia Định, Chợ Lớn. Trong chuyến đi hơn một tháng này, ông có chủ ý du lịch nhiều nơi, cho mở rộng kiến văn. Ông đã có những buổi giao lưu, gặp gỡ giữa Phạm Quỳnh với các bậc danh sĩ, trí thức, “đồng nghiệp” trong làng báo đất Lục châu: Bùi Quang Chiêu và Nguyễn Phú Khai (La Tribune indigène); cha con ông Diệp Văn Cương và Diệp Văn Kỳ; Nguyễn Văn Cư (Đại Việt tập chí), Phủ Bảy Lê Quang Liêm (Long Xuyên Khuyến học Hội), Võ Văn Thơm (An Hà báo)…

Mời các bạn đón đọc !

5
social
social
social